Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 25)

1.5.1.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội

Sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, sản xuất trong nước phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng khả năng

cạnh tranh của hàng xuất khẩu về mẫu mã, chất lượng, chủng loại trên thị trường thế giới. Nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì sức cạnh tranh về hàng xuất khẩu của nước đó trên thị trường thế giới sẽ không ngừng được cải thiện.

Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước cũng góp phần hạn chế hay kích thích xuất khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hóa trong nội địa và thế giới.

Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng giữa các quốc gia. Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì việc thanh toán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị tham gia kinh doanh xuất khẩu.

Trong thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Nếu đồng tiền trong nước so với các đồng tiền ngoại tệ thường dùng làm đơn vị thanh toán như USD, GBP,… sẽ kích thích xuất khẩu và ngược lại nếu đồng tiền trong nước tăng giá so với đồng tiền ngoại tệ thì việc xuất khẩu sẽ bị hạn chế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc, vận tải,… từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp đồng, vận chuyển hàng hóa và thanh toán. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và góp phần hạ thấp chi phí cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu.

Ngoài ra, sự hòa nhập và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sự tham gia vào các tổ chức thương mại như AFTA, APEC, WTO sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.

1.5.1.2. Các nhân tố chính trị, luật pháp

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở hai hay nhiều môi trường chính trị - pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường cũng khác nhau. Tất cả các đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân thủ luật thương mại trong nước và quốc tế. Tuân thủ các chính sách, quy định của nhà nước về thương mại trong nước và quốc tế:

 Các quy định về khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất khẩu một số mặt hàng

 Các quy định về thuế quan xuất khẩu

 Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu

 Phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước đề ra. Các hoạt động kinh doanh không được đi trái với đường lối phát triển của đất nước.

1.5.1.3. Các nhân tố văn hóa, môi trường tự nhiên

Mỗi quốc gia đều có phong tục tập quán, những quy tắc, những điều cấm kỵ của riêng mình. Đặc điểm và sự thay đổi văn hóa của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng. Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu khỏi thất bại, nhà xuất khẩu phải nghiên cứu thật kỹ xem những người mua ở nước ngoài chấp nhận mặt hàng này hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra sao.

Môi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu thường gây ra những đột biến khó lường. Vì vậy, doanh nghiệp phải xem xét và dự đoán được xu hướng biến động của chúng để phát hiện cơ hội hay nguy cơ của doanh nghiệp.

Nhân tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả công tác xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ, nhờ sự phát triển của hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông giúp doanh nghiệp có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng qua telex, điện tín, fax đặc biệt là Internet, công nghệ truyền tin nhanh nhất hiện nay, nó làm giảm thiểu chi phí đi lại, là công cụ giúp doanh nghiệp có khả năng nắm bắt thông tin mới nhất về thị trường. Khoa học công nghệ còn tác động vào các lĩnh vực như vận tải hàng hóa, kỹ nghệ, nghiệp vụ ngân hàng.

1.5.1.5. Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cả trong và ngoài nước luôn đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp. Xu hướng hội nhập kinh tế ngày nay càng là áp lực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài mà không còn sự bảo hộ của nhà nước. Điều đó có nghĩa là buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm cách đổi mới cả trong quản lý và đổi mới sản phẩm để tồn tại trong xu hướng kinh tế mới này.

1.5.1.6. Thị trường, đối tác xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu là nơi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình, là nơi có pháp luật, văn hóa, kinh tế,… khác nhau. Do vậy, để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì doanh nghiệp cần nghiên cứu cũng như lựa chọn thị trường một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Nếu nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường. Điều này giúp các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh hàng hóa,… từ đó lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp nhất cho sản phẩm của mình. Doanh nghiệp cần phải xác định các tiêu chuẩn của thị trường đó để tránh được rủi ro.

 Về chính trị: sự nghiên cứu những bất trắc về sự ổn định chính trị, sự thuận lợi hay khó khăn về thể chế chính trị

 Về địa lý: khoảng cách xa gần, khí hậu, tháp tuổi, phân bố dân cư trên lãnh thổ

 Về kinh tế: tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trong nước trên đầu người,…

 Về kỹ thuật: những khu vực phát triển và có triển vọng phát triển.  Sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường

 Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này cũng cần cân nhắc, điều chỉnh tùy theo mức quan trọng của chúng đối với doanh nghiệp.

Đối tác kinh doanh là bên mà doanh nghiệp cùng tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu hay nói cách khác, trong trường hợp này là bên nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối tác kinh doanh có lẽ là phần công việc khó khăn nhất trong các hoạt động chuẩn bị xuất khẩu. Một đối tác tốt có thể giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường thuận lợi và hiệu quả, trong khi một đối tác không tốt có thể làm hỏng tất cả. Doanh nghiệp có thể dựa vào những tiêu chuẩn như:

 Về mặt pháp lý: có đăng ký kinh doanh, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, được quyền tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Về mặt kinh tế kỹ thuật: những doanh nghiệp có vốn lớn, vững chắc về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có tín nhiệm trên thị trường, làm ăn nghiêm túc lâu dài.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác xuất khẩu thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua hội chợ triển lãm, báo chí, ngân hàng, hoặc các bạn hàng đáng tin cậy… để tránh sai lầm trong lựa chọn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

1.5.1.7. Công cụ hỗ trợ xuất khẩu

Các công cụ hỗ trợ xuất khẩu giúp hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhanh hơn, thuận lợi hơn, có thể bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước còn có các công cụ và biện pháp riêng, phù hợp với từng ngành xuất khẩu.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà

xuất khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức tín dụng mở trước những rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả năng thanh toán nợ, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là nguồn tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần giảm bớt khó khăn và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp mất khả năng thanh toán; tạo ra sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng lượng hàng hóa dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng doanh số bán hàng theo những điều khoản tín dụng cạnh tranh.

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đã

được triển khai tại Việt Nam từ cuối năm 2006 theo Nghị định số 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có 2 trường hợp:

Thứ nhất, nhà nước bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam khi thực hiện các thương vụ đều phải vay vốn các ngân hàng thương mại. Nhưng muốn ngân hàng cấp tín dụng cần phải thế chấp hoặc cần có sự bảo lãnh nào đó. Trong trường hợp này, Nhà nước đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay, nếu có rủi ro gì đối với

Thứ hai, Nhà nước bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu.

Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu hoặc trả chậm với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị dẫn đến sự bất ổn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu, Nhà nước đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.

 Ngoài ra còn có chính sách cho thuê tài chính và cấp tín dụng xuất khẩu  Giấy chứng nhận lƣu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có

thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS chỉ được cấp dựa trên yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.

CFS tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa có yêu cầu CFS vào những thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 25)