Củng cố và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu
Khách hàng là mối quan tâm hàng đầu của Công ty. Mặc dù hiện nay, Công ty đã có quan hệ làm ăn với hơn 20 quốc gia và khu vực, tuy nhiên, mối quan hệ này chưa đủ rộng và sâu sắc. Tiềm năng của các thị trường này còn rất lớn trong khi Công ty mới khai thác được một phần nhỏ. Trong tương lai, muốn mở rộng thị trường, có quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác Công ty cần:
- Áp dụng các biện pháp tích cực để giữ vững thị trường và khách hàng hiện tại cũng như các đầu mối trung chuyển hàng hóa. Đây là những thị trường mũi nhọn của Công ty. Nghiên cứu và đưa ra những cam kết để có mối quan hệ hợp tác lâu dài và thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên cùng có lợi.
- Cần thường xuyên nắm bắt các thông tin từ các cơ quan ngoại giao, thương vụ văn phòng đại diện, các tổ chức làm công tác đối ngoại thương mại tại Việt Nam và tại nước ngoài để tìm kiếm khách hàng. Quan tâm giải quyết tốt công việc từ gửi thư chúc mừng năm mới, ngày lễ, Quốc khánh, gửi các
- Phòng triển lãm của Công ty cần tổ chức lại theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với hướng đi, đề tài hấp dẫn, đạt chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu với giá cạnh tranh. Cần xây dựng kế hoạch trước hàng năm về việc tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế để có đủ thời gian cần thiết nghiên cứu thị trường và chuẩn bị mọi mặt chu đáo nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Tham gia hội chợ triển lãm là việc cần thiết. Ở đây, ngoài việc trưng bày sản phẩm hàng hoá của mình Công ty còn có thể đăng các ấn phẩm giới thiệu về Công ty, tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu khả năng và nhu cầu của khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn về sản phẩm của Công ty, từ đó gợi mở nhu cầu cho khách hàng, biến nhu cầu đó thành các đơn đặt hàng.
- Việc giữ và mở rộng thị trường gắn liền với việc thường xuyên cải tiến mặt hàng, cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng hàng hoá, xây dựng giá cả cạnh tranh và các điều kiện khác theo yêu cầu và tập quán của khách hàng.
- Khuyến khích mọi người phát huy khả năng động sáng tạo trong việc tìm kiếm khách hàng và ký hợp đồng thường thông qua chế độ thưởng hoa hồng cho người môi giới.
Tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng
Trong giai đoạn tới đây, Công ty TNHH MTV Giầy Thụy Khuê cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về nghiên cứu thị trường, không để tình trạng như hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của Công ty vẫn chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả. Nghiên cứu thị trường ở đây cũng đồng nghĩa với việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường. Muốn làm được như vậy công ty cần phải:
Thành lập phòng Marketing hay một ban chuyên làm công tác thị trường, có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường thế giới, thị trường trong nước. Phải xây dựng một hệ thống nghiên cứu hoàn chỉnh theo trình tự sau:
nghiên cứu thị trường. Có như vậy thì hoạt động này mới có thể diễn ra thường xuyên và có chất lượng.
- Xác định nguồn thông tin, mục tiêu xây dựng một hệ thống thu thập thông tin đầy đủ về thị trường thế giới như các măt: Môi trường luật pháp, môi trường văn hóa tại các nước, chính sách ưu đãi đối với các nước đang phát triển, các tập quán tiêu dùng ở các thị trường. Thông tin về các hãng kinh doanh lớn trên thế giới, các đối thủ cạnh tranh, mối quan tâm của họ, chiến lược kinh doanh trong năm tới. Các vấn đề khác như tỷ giá, hoạt động ngân hàng, các hãng vận tải.... cũng cần được quan tâm.
- Cần có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu phân tích thị trường. Tốt nhất nên tuyển những sinh viên tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong việc đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Qua việc thu thập thông tin, đội ngũ nhân viên phải có khả năng phân tích, đánh giá từ đó chỉ ra xu hướng thay đổi môi trường, sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng, nhu cầu loại sản phẩm, thị hiếu từng khu vực...
- Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu từng loại sản phẩm trên thị trường, Công ty áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mãi, quảng cáo. Sau đó, Công ty cần tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm mới hay kết quả hoạt động của Công ty, đưa ra bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.