Giá trị và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 55)

Ngành công nghiệp da giày Việt Nam là ngành có lịch sử phát triển lâu đời và hiện nay đang là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của cả nước, là ngành chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam và mang lại cho Việt Nam danh hiệu là một trong 10 nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới.

Với một doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu như Công ty Giày Thụy Khuê thì chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của Công ty. Dưới đây là một số số liệu về chỉ tiêu này:

Bảng 2.6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê, giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Sản lƣợng (1.000 đôi) 3.180 3.520 3.692 3.435 3.702 Kim ngạch (1.000 USD) 13.610 14.980 15.230 15.020 16.296

Ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép của Công ty TNHH NN MTV Giày Thụy Khuê, giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo XNK của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê, 2009-2013)

Trên đây là sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép của Công ty Giày Thụy Khuê giai đoạn 2009 – 2013. Tốc độ tăng trung bình về sản lượng trong thời kỳ này đạt gần 11% và về kim ngạch đạt hơn 10,8%. Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy giá trị về sản lượng và kim ngạch của cả thời kỳ khá ổn định và không có sự chênh lệch quá lớn giữa các năm.

Năm 2009 là năm mà Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh. Đối với ngành xuất khẩu da giày cũng vậy, không những chịu cảnh “thắt lưng buộc bụng” của người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh kinh tế suy thoái chung, các doanh nghiệp trong nước còn phải đương đầu với những thách thức mới như tỷ lệ lạm phát cao, chi phí về nhân công và giá nguyên vật liệu đều tăng. Và đặc biệt bắt đầu từ 1/1/2009, Ủy ban Châu Âu (EC) đã bãi bỏ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với mặt hàng giày da Việt Nam nhập khẩu vào Châu Âu. Điều này làm cho các sản

Hơn nữa, các đơn hàng của một số đối tác nước ngoài sẽ dời sang nước khác trong khu vực để tranh thủ hưởng lợi về GSP như Indonesia và Bangladesh. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến xuất khẩu giày của Công ty Giày Thụy Khuê. Sản lượng xuất khẩu của Công ty đạt 3.180 nghìn đôi, giảm hơn 5,6% so với 3.370 nghìn đôi năm 2008. Vì vậy, kim ngạch cũng giảm xuống đáng kể so với năm 2008.

Năm 2010, có thể nói là năm mà Công ty nỗ lực chuyển mình vượt qua thử thách. Tình hình xuất khẩu đã có những bước phục hồi đáng kể. Kim ngạch đã tăng 13.610 nghìn USD lên 14.980 nghìn USD, tăng hơn 10%. Sản lượng cũng tăng lên xấp xỉ 10,7% so với năm 2009 lên mức 3.520 nghìn đôi.

Năm 2011 là năm thành công nhất về xuất khẩu giày dép của Công ty trong cả giai đoạn. Cả kim ngạch và sản lượng đều đạt giá trị cao nhất. So với năm 2010, giá trị kim ngạch tăng 250 nghìn USD đạt ngưỡng hơn 15 triệu USD, sản lượng xuất khẩu tăng 4,8% lên mức 3.692 nghìn đôi.

Năm 2012, khủng hoảng nợ công diễn ra tại Hy Lạp rồi lan rộng ra toàn Châu Âu, ảnh hưởng không nhỏ đến các nước khác trên thế giới. Điều này đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty Giày Thụy Khuê nói riêng, bởi vì thị trường Châu Âu vốn là một thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong năm 2012 giảm 210 nghìn USD xuống còn 15.020 nghìn USD, sản lượng giảm 257 nghìn đôi còn 3.435 nghìn đôi. Lại một lần nữa Công ty phải đối mặt với mức tăng trưởng âm.

Sang đến năm 2013, nền kinh tế có phục hồi nhưng chưa thực sự ổn đinh. Công ty đã có cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời có cải tiến một số chính sách để kéo kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Cụ thể, sản lượng tăng 267 nghìn đôi tương đương với 7,8%, kim ngạch cũng tăng 8,5% so với năm 2012.

Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã đạt 4.250 nghìn USD và sản lượng đạt 684 nghìn đôi, tăng 7,2% so với

cùng kỳ năm ngoái (Xem: Báo cáo tình hình XNK 3 tháng đầu năm 2014 của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê). Công ty hiện nay đã có những đơn hàng đến cuối năm. Như thường lệ, thời điểm những tháng cuối năm mới là thời điểm thực sự nhộn nhịp của các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này. Theo dự báo, năm 2014 sẽ là một năm xuất khẩu tăng trưởng dương với mức tăng kim ngạch xấp xỉ 11,5%.

Nhìn chung trong cả giai đoạn, kim ngạch và sản lượng của Công ty Giày Thụy Khuê có sự biến động liên tục, có cả tăng và giảm nhưng xu hướng chủ đạo vẫn là tăng. Điều này đã chứng minh được năng lực của Công ty, cho thấy vai trò của Công ty với ngành xuất khẩu giày dép của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)