Đối tác, thị trường xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 48)

Đối với việc buôn bán, sản xuất kinh doanh thì thị trường và khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Đây là điểm mấu chốt quyết định sự ổn định cho đầu ra của sản phẩm. Với bề dày kinh nghiệm và đã từng nhận gia công cho nhiều thị trường nên Công ty Giày Thụy Khuê sau khi chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp đã có khá nhiều bạn hàng thân thiết. Hiện nay, Công ty đang xuất khẩu giày dép sang hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mê-xi-cô,…. Tuy nhiên hai thị trường chủ lực của Công ty vẫn là EU và Hoa Kỳ.

Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu giày dép của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê, giai đoạn 2009 – 2013

Thị trƣờng ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 1.EU Số lượng 1.000 đôi 1.014 1.205 1.275 1.047 1.134 Kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 4.342 5.138 5.270 4.580 4.965 2.Hoa Kỳ ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng 1.000 đôi 1.138 1.291 1.485 1.336 1.402 Kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 4.873 5.498 6.122 5.843 5.978 3.Thị trƣờng khác ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng 1.000 đôi 1.027 1.024 1.012 1.052 1.064 Kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 4.395 4.345 3.838 4.597 4.758 (Nguồn: Báo cáo XNK của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê giai đoạn

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giày dép của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê, giai đoạn 2009 – 2013

(Nguồn: Báo cáo XNK của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê giai đoạn 2009 – 2013)

Thị trƣờng EU

Đây là thị trường lâu năm nhất của Công ty Giày Thụy Khuê. Xuất khẩu giày dép sang EU chiếm khoảng hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đây là thị trường có tiềm năng lớn với 28 quốc gia thành viên.

Sau khi chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 291 nghìn USD từ 4.633 nghìn USD (năm 2008) xuống còn 4.342 nghìn USD (Xem bảng 2.4)

Giai đoạn 2010 – 2011 đã cho thấy sự phục hồi của thị trường này, số lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng đã chứng minh cho điều này. Năm 2010, kim ngạch đạt ngưỡng hơn 5 triệu USD. Tỷ trọng cũng liên tục tăng lên, từ 31,9% năm 2009 lên mức 34,2% năm 2010 và 34,6% năm 2011 (Xem biểu đồ 2.2)

Năm 2012, Châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công, nó đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước Châu Âu. Do vậy điều không thể tránh khỏi là kim ngạch xuất khẩu giày dép của Công ty sang thị trường này giảm tương đối mạnh, từ 5.270 nghìn USD xuống còn 4.580 nghìn USD (Xem bảng 2.4), tỷ trọng giảm xuống còn 30,5% (Xem biểu đồ 2.2), thấp nhất trong cả thời kỳ. Năm 2013, kim ngạch có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy Công ty đã không ngừng nỗ lực trước những khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Các thị trường tiềm năng tiêu thụ lớn tại EU là Đức, Anh, Pháp, Hy Lạp, Italia. Dưới đây là bảng cơ cấu xuất khẩu giày dép của Công ty sang một số thị trường chính của EU (Xem phụ lục 05).

Thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu ở EU của Công ty Giày Thụy Khuê là Đức, Anh và Pháp. Các thị trường này thường xuyên chiếm đến hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây là những đối tác tin cậy của Công ty.

Từ năm 2009- 2011, thị trường Đức luôn là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Công ty, đặc biệt năm 2010 với kim ngạch lên đến 1.927 nghìn USD, chiếm 37,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU (Xem phụ lục 05). Sang đến giai đoạn 2012 – 2013, Công ty xuất khẩu sang thị trường Anh và Pháp nhiều hơn, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Anh luôn lớn hơn 12% so với thị trường Đức.

Nhóm các thị trường khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty, mặc dù nhóm thị trường này bao gồm đến 23 quốc gia. Thấp nhất là năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu sang nhóm thị trường này chỉ chiếm 7,2% (Xem phụ lục 05) trong cơ cấu xuất khẩu sang EU. Điều này cho thấy năng lực khai thác thị trường, tìm kiếm đối tác của Công ty còn yếu kém. Trong thời gian tới, mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, khi mà các hiệp định thương mại quan trọng như

quan phổ cập GSP, được áp dụng kể từ ngày 1/1/2014 đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước được hưởng GSP với tất cả các mặt hàng đến năm 2016 sau 5 năm ngưng ưu đãi từ 1/1/2009. Nếu Công ty có thể nắm bắt tốt những cơ hội này thì khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu là rất lớn.

Thị trƣờng Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất từ Việt Nam, chiếm hơn 1/3 trong tổng số gần 8,41 tỷ USD thực hiện trong cả năm 2013. Giày dép là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ này (chỉ đứng sau hàng dệt may). Những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ lớn thứ hai sau Trung Quốc. Tận dụng lợi thế đó, Công ty Giày Thụy Khuê đã xác định Hoa Kỳ là thị trường chiến lược của Công ty. Mặc dù đây không phải là bạn hàng lâu năm nhất nhưng từ khi bắt đầu xuất khẩu giày dép sang thị trường này, kim ngạch liên tục tăng và đến nay Hoa Kỳ đã vươn lên là thị trường nhập khẩu giày lớn nhất của Công ty.

Năm 2009, xuất khẩu giày sang thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 35,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty (Xem biểu đồ 2.2) với số lượng xuất khẩu là 1.138 nghìn đôi và kim ngạch là 4.873 nghìn USD (Xem bảng 2.4).

Trong những năm từ 2010 – 2013, mặc dù kim ngạch và số lượng có sự biến động lên xuống nhưng tỷ trọng xuất khẩu của Công ty sang thị trường này vẫn cao nhất. Điều này đã chứng tỏ tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ.

Đặc biệt, năm 2011 là năm đánh dấu sự thành công vượt bậc của Công ty với kim ngạch xuất khẩu giày sang Hoa Kỳ đã cán mốc hơn 6 triệu USD, với số lượng xuất khẩu lên đến 1.485 nghìn đôi (Xem bảng 2.4), chiếm đến 40,2% (Xem biểu đồ 2.2) trong tổng cơ cấu xuất khẩu của Công ty, cao nhất trong cả giai đoạn.

Trong bối cảnh hiện nay khi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán và ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì cơ hội mở ra với sản phẩm giày dép xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày

càng lớn với việc có thể giảm đến 0% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Trong thời gian tới, Công ty Giày Thụy Khuê cần tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường đầy tiềm năng này.

Thị trƣờng khác

Các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-lip-pin, Ấn Độ, Nam Phi,…. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Công ty sang các thị trường này khá bấp bênh vì đây phần lớn là các thị trường mới của Công ty và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang nhóm thị trường này chỉ đạt 4.395 nghìn USD với số lượng 1.027 nghìn đôi (Xem bảng 2.4), chiếm 32,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (Xem biểu đồ 2.2). Đây là con số cao nhất cho nhóm thị trường này trong giai đoạn này.

Giai đoạn từ năm 2010 – 2011 lại cho thấy xuất khẩu sang các thị trường này sụt giảm đáng kể về tỷ trọng, từ 32,3% năm 2009 xuống chỉ còn 25,2% năm 2011 (Xem biểu đồ 2.2). Điều này thể hiện việc xuất khẩu không ổn định sang nhóm thị trường này.

Sang năm 2012, khi thị trường EU và Hoa Kỳ rơi vào vòng xoáy các cuộc khủng hoảng thì nhóm thị trường này lại cho thấy tầm quan trọng của mình. Kim ngạch tăng 759 nghìn USD lên mức 4.597 nghìn USD với số lượng giày xuất đạt 1.052 nghìn đôi (Xem bảng 2.4).

Đây là nhóm thị trường tương đối tiềm năng khi mà các yêu cầu về sản phẩm không quá khắt khe như EU và Hoa Kỳ. Nếu biết khai thác đúng hướng thì trong tương lai gần nhóm thị trường này sẽ trở thành nhóm thị trường mũi nhọn, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty. Tuy nhiên đây cũng là “miếng mồi” đầy hấp dẫn mà nhiều đối thủ cạnh tranh muốn chiếm lĩnh.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ 3,5% so với năm 2012 với số lượng 1.064 nghìn đôi. Công ty đã dần có sự phân bố đồng đều trong cơ cấu

trường truyền thống như EU, Hoa Kỳ. Mặt khác, Công ty cũng tích cực đầu tư, tìm hiểu thông tin của các thị trường mới, tạo tiền đề để Công ty tiến hàng các kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế hơn nữa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 48)