2009 – 2013
2.1.4.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty
Lĩnh vực chính của Công ty là sản xuất các sản phẩm giày dép các loại, mũ, cặp và các sản phẩm khác thuộc ngành da giày phục vụ cho tiêu thụ trong nước, đặc biệt là cho xuất khẩu ra nước ngoài. Xuất nhập khẩu và kinh doanh nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, bao bì của ngành da giày, may mặc và các sản phẩm liên doanh. Bên cạnh đó, Công ty còn liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở chi nhánh, làm đại lý, đại diện. Mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và các sản phẩm liên doanh liên kết khác.
Ngoài ra, Công ty còn đào tạo cán bộ chuyển giao công nghệ, lắp đặt thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp làm giày. Kinh doanh bất động sản và các dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, nhà ở, siêu thị, bến bãi và kho hàng. Kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của Công ty, nhu cầu của thị trường được Pháp luật cho phép.
2.1.4.2. Kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty
a. Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty
Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhưng ảnh hưởng của khủng hoảng ập tới, sự tăng trưởng đó bị đứt gãy đến ngay trong năm 2008. Đến năm 2010, hướng phục hồi gợi mở, nền kinh tế có vẻ khả quan hơn năm trước đó. Thế nhưng, những năm tiếp theo sau đó là một chuỗi các vấn đề xảy ra từ dư âm của cuộc khủng hoảng khiến sự phục hồi ngày càng khó hơn. Nền kinh tế thế giới gặp biến động lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giày Thụy Khuê nói riêng. Nhìn nhận một cách tổng quát thì các chỉ tiêu kinh tế của Công ty sẽ có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm do nguyên vật liệu nhập khẩu cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của các nước nhập khẩu lớn trên thế giới. Dưới đây là một số kết quả cụ thể mà Công ty Giày Thụy Khuê đã đạt được
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê, giai đoạn 2009- 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị sx công nghiệp Tỷ đồng 204,540 219,180 248,750 239,360 251,328 Kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 13.610 14.980 15.230 15.020 15.903 Doanh thu Tỷ đồng 190,850 202,500 240,500 239,350 251,879 Nộp ngân sách Tỷ đồng 480 560 670 650 676 Thu nhập DN Tỷ đồng 1,440 1,570 1,690 1,700 1,760 Tổng số lao động Người 1.300 1.480 1.500 1.510 1.523 Thu nhập bình quân Triệu đồng/ người 1,180 1,220 1,300 1,340 1,447
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê giai đoạn 2009 – 2013)
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy gần như toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Giày Thụy Khuê trong giai đoạn 2009 – 2013:
Năm 2008 là năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng thực tế vào thời điểm này hậu quả của nó chưa ảnh hưởng quá nhiều đến các doanh nghiệp Việt Nam. Sang đến năm 2009, cuộc khủng hoảng đã tác động sâu hơn đến nền kinh tế Việt Nam, cũng như hầu hết các doanh nghiệp trong đó có Công ty Giày Thụy Khuê. Tỷ lệ lạm phát tăng cao đẩy giá cả nguyên liệu vật tư, chi phí sản xuất, điện, nước, xăng đều tăng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khiến giá trị sản xuất công nghiệp chỉ có 204,540 tỷ đồng, giá trị thấp nhất trong giai đoạn 2009 – 2013. Bên cạnh đó nhu cầu giày dép trên thị trường quốc tế cũng giảm mạnh làm cho kim ngạch xuất khẩu cũng giảm xấp xỉ 5% xuống còn 13.610 nghìn USD so với 14.300 nghìn USD của năm 2008. Đây được coi như thời điểm khó khăn của Công ty. Doanh thu cũng vì thế mà giảm hơn 3% so với 197 tỷ đồng năm 2008.
Đến giai đoạn 2010 – 2011, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã dần phục hồi. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên mức 219,18 tỷ đồng, tuy mức tăng còn chưa cao nhưng trong khi đại đa số các doanh nghiệp khác phải thu hẹp quy mô, sản xuất cầm chừng trước tình trạng suy thoái kinh tế thì đây được coi là một bước tiến đáng kể. Đặc biệt là năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 248,75 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2010. Điều này đã cho thấy nỗ lực vượt bậc của Công ty. Về kim ngạch xuất khẩu, liên tục tăng trong hai năm này. Năm 2010 tăng 1.370 nghìn USD lên mức 14.980 nghìn USD, đây là một mức tăng khá cao đến hơn 10%. Năm 2011, tuy không tăng mạnh như năm 2010 nhưng cũng được xem là thành công tại thời điểm đó.
Năm 2012, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu nên cả giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu đều giảm nhẹ so với năm 2011 lần lượt là 3,8% đến 1,4%.
Trong cả giai đoạn, mặc dù có tăng có giảm nhưng mức giảm là không đáng kể. Để đạt được điều đó phải kể đến nỗ lực không nhỏ của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty. Sự đoàn kết cùng với việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo đã giúp họ chèo lái, đưa Công ty vượt qua những khó khăn, thách thức của nền kinh tế.
Về doanh thu, trong cả giai đoạn từ 2009 đến năm 2013, doanh thu của Công ty luôn có xu hướng tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, trừ năm 2012 là giảm do những nguyên nhân đã phân tích ở trên. So với năm 2009, doanh thu của Công ty năm 2013 đã tăng 61,03 tỷ đồng (chiếm 32%).
Về số lao động, số lao động của Công ty liên tục tăng trong cả giai đoạn, cho thấy quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Tính đến năm 2013 đã giải quyết vấn đề việc làm cho hơn 1.500 công nhân. Về mặt kinh tế, Công ty đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định, giúp người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng việc luôn cố găng tăng mức thu nhập bình quân cho công nhân, làm cho họ có thêm niềm tin và cố gắng hết
lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những chiến lược thông minh và hợp lý mà Công ty đang thực hiện. Về mặt xã hội, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội cho người lao động.Với chính sách sử dụng lao động tại chỗ, Công ty đã giải quyết vấn đề việc làm cho lao động ở địa phương. Khi công nhân có việc làm và thu nhập ổn định, họ sẽ tránh xa các tệ nạn xã hội, vì vậy việc sản xuất kinh doanh của Công ty luôn được chính quyền và nhân dân ủng hộ.
Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay Công ty Giày Thụy Khuê luôn thực hiện đầy đủ việc nộp các loại thuế và Ngân sách cho Nhà nước. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2009 – 2013, số tiền nộp cho Ngân sách đã lên đến 3,04 tỷ đồng. Đây là nguồn đóng góp không nhỏ và tương đối ổn định.
Nhìn chung, trong thời gian qua mặc dù trải qua nhiều khó khăn nhưng so với nhiều doanh nghiệp khác thì Công ty TNHH MTV Giày Thụy Khuê vẫn được coi là một doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định.
b. Các sản phẩm mà Công ty sản xuất
Các sản phẩm của Công ty Giày Thụy Khuê tương đối đa dạng về chủng loại. Không chỉ sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Công ty còn sản xuất cả nguyên phụ liệu cung cấp cho các công ty da giày trong và ngoài nước.
Bảng 2.2: Các sản phẩm Công ty sản xuất, giai đoạn 2009 – 2013
Sản lƣợng ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 1.SX giày 1000 đôi 3.540 3.890 4.000 3.900 4.400
Giày vải 1000 đôi 2.250 2.160 2.000 1.850 1.920
Giày tự lưu 1000 đôi 140 225 360 520 785
Giày nữ 1000 đôi 720 935 1.030 850 898
Giày da 1000 đôi 430 570 610 680 797
2.SX NPL ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013
Tấm EVA 1000 tấn 150 175 180 140 150
Đế các loại 1000 tấn 130 155 168 120 142
Về sản phẩm giày, sản lượng liên tục tăng gần như trong cả thời kỳ, điều này cho thấy quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, từ 3.540 nghìn đôi năm 2009 đến 4000 nghìn đôi năm 2011, năm 2012 giảm nhẹ xuống còn 3.900 nghìn đôi. Công ty đã nỗ lực và phấn đấu trước khó khăn chung của nền kinh tế để tăng sản lượng thêm 500 nghìn đôi năm 2013 (Xem bảng 2.2). Trong đó:
Giày vải là mặt hàng chủ đạo của Công ty, chiếm hơn 63,5% tổng sản lượng giày năm 2009 (Xem bảng 2.2). Trong giai đoạn này số lượng giày vải sản xuất ra liên tục giảm do Công ty đang dần chuyển hướng sang đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất các mặt hàng mẫu mã đẹp, kiểu dáng hợp thời trang hơn và có giá trị gia tăng cao. Mặc dù số lượng giày vải giảm theo từng năm nhưng vẫn là sản phẩm được sản xuất nhiều nhất tại Công ty.
Bởi nguyên nhân trên mà số lượng giày tự lưu và giày da liên tục tăng. Cụ thể, giày tự lưu tăng hơn 5 lần từ mức 140 nghìn đôi năm 2009 lên mức 785 nghìn đôi năm 2013. Với giày da, số lượng năm 2013 cũng tăng hơn 85,3% so với năm 2009, đạt mức 797 nghìn đôi. (Xem bảng 2.2)
Về mặt hàng giày nữ, đây là mặt hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất từ các đối thủ trong và ngoài nước về mẫu mã và chủng loại. Tuy vậy, từ năm 2009 đến năm 2011 Công ty vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng dương. Nhưng đến năm 2012, sản lượng của mặt hàng này đã giảm tương đối mạnh, hơn 27% tương đương với 180 nghìn đôi. Sang đến năm 2013, Công ty đã có nỗ lực trong việc nâng sản lượng từ 850 nghìn đôi lên 898 nghìn đôi, tăng 5,6% so với năm 2012. (Xem bảng 2.2)
Về sản xuất nguyên phụ liệu (NPL), giai đoạn 2009 – 2011, cả sản phẩm tấm EVA ( là sản phẩm được sử dụng làm miếng lót giày dép, cặp, túi,…) và đế các loại liên tục tăng về sản lượng. Sang đến năm 2012, do sự khó khăn của nền kinh tế, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất để giảm thiểu mọi chi phí. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm trung gian cũng giảm, dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng của các sản phẩm này. Năm 2013, khi nền kinh tế đã dần phục hồi sau những khó khăn tạm thời thì Công ty tiếp tục triển khai hoạt động một cách mạnh mẽ hơn nhưng cũng thận trọng hơn, sản lượng về tấm EVA và đế các loại đã tăng một cách tương đối. Số liệu trên bảng 2.2 đã
c. Tình hình tiêu thụ của Công ty
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ cả ở trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, định hướng của Công ty là chú trọng việc xuất khẩu nên sản lượng tiêu thụ trong nước chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng sản lượng mà Công ty sản xuất.
Nhận định thị trường trong nước sẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép, là một thị trường có tiềm năng lớn nên trong thời gian tới một mặt Công ty vẫn tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, mặt khác sẽ tập trung mở rộng, tạo dựng được thương hiệu và khai thác mạnh hơn nữa thị trường tiêu thụ giày dép Việt Nam. Công ty cần từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành hàng; đổi mới máy móc thiết bị; chú trọng sản xuất các sản phẩm trung, cao cấp; tập trung quản lý và thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước. Về lâu dài, các doanh nghiệp da giày, trong đó có Công ty Giày Thụy Khuê vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách phát triển con đường xuất khẩu, nhưng trước tiên cần nâng cao tính cạnh tranh từ “sân nhà” bằng hàng hóa chất lượng cao và giá thành phù hợp.
Về các thị trường xuất khẩu, tại hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và EU thì Việt Nam đang có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Đây cũng là hai thị trường quan trọng của Công ty Giày Thụy Khuê, ngoài ra còn có các thị trường khác như Trung Quốc, Slovakia, Mexico,…. Mặc dù, tại thị trường EU có xảy ra khủng hoảng nợ công nhưng Công ty vẫn duy trì được những kết quả nhất định, không sụt giảm một cách đáng kể. Bên cạnh các thị trường truyền thống, làm ăn lâu năm, Công ty cũng mở rộng thị trường xuất khẩu hơn sang một số nước có nhu cầu về giày dép với những đơn đặt hàng có số lượng không lớn, tìm kiếm những khách hàng mới thông qua các bạn hàng lâu năm để thúc đẩy việc xuất khẩu.