Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 67)

2.4.2.1. Chính sách và công cụ vĩ mô

Thuế quan:

Cũng như đối với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép được hưởng mức thuế suất là 0% mà Công ty Giày Thụy Khuê cũng không ngoại lệ. Đây là nhân tố thúc đẩy việc xuất khẩu giày dép của Công ty. Theo GSP, mức thuế suất nhập khẩu khá thấp, tùy theo những sản phẩm cụ thể trong lĩnh vực giày dép thì từ dưới 5% đến cao nhất là 19% trong khi Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không được hưởng ưu đãi GSP đối với mặt hàng giày dép. Có thể nói thuế quan là công cụ tác động tích cực đến sự tiến bộ trong xuất khẩu giày dép của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp giày dép trong nước nói chung.

Hạn ngạch:

Liên minh châu Âu không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng giày dép của Việt Nam trong khi Indonesia, Trung Quốc thì bị khống chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu bằng hạn ngạch. Đây là một thuận lợi nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chính sách đòn bẩy:

Giày – đồ da là một trong những sản phẩm được nhà nước ưu tiên khuyến khích xuất khẩu bởi vậy chính sách trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy xuất khẩu.

2.4.2.2. Thị trường

Thị trƣờng hàng hóa:

Với những thị trường khác nhau thì khả năng xuất khẩu giày của các quốc gia khác nhau là khác nhau. Chẳng hạn đối với liên minh châu Âu, họ áp dụng mức thuế suất khác nhau cho những thị trường khác nhau. Lào được hưởng thuế suất là 0% trong khi Việt Nam chỉ được hưởng mức thuế suất

khoảng trên 10%. Vì vậy khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép sang thị trường liên minh châu Âu sẽ gặp phải sự cạnh tranh của những quốc gia được hưởng ưu đãi hơn. Hơn nữa, giày dép là hàng hóa có tính chất mùa vụ và yêu cầu của thị trường phương Tây rất khắt khe cho nên việc tìm hiểu và khai thác thêm những thị trường mới có lợi hơn là việc làm cần thiết với doanh nghiệp xuất khẩu giày ở Việt Nam.

Đối với các sản phẩm giày vải thì chiếm lượng khách hàng ở nhiều độ tuổi và rất đa dạng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành giày này rất rộng.

Về tình hình cung cầu trên thị trường sản phẩm giày vải thường ít biến động hơn so với các sản phẩm khác. Nhu cầu về sản phẩm giày tương đối thường xuyên và ổn định, ít có sự biến động do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất trong việc ra quyết định về chiến lược sản phẩm và thực hiện các kế hoạch sản xuất. Giày vải là loại hàng hóa có giá trị không lớn, cho nên việc quyết định mua của người tiêu dùng thường là nhanh chóng. Người tiêu dùng sẽ mua ngay khi có nhu cầu mà không cần đến sự chọn lọc kĩ càng. Vì thế, hệ thống phân phối là hết sức quan trọng, công ty nào có hệ thống phân phối tốt thì công ty đó sẽ dành được thị trường trong điều kiện mà chất lượng giày vải giữa các công ty hiện nay không chênh lệch nhau nhiều lắm.

Như vậy, để thành công trên thị trường giày vải, ngoài việc quan tâm tới chất lượng thì các công ty cần phải có hệ thống phân phối tốt và cần thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng.

Thị trƣờng lao động:

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào góp phần quan trọng đáng kể trong việc sản xuất nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng. Hiện nay, Việt Nam, Lào và Myanma có giá nhân công rẻ tương đối so với Thái Lan. Do vậy, giá thành giày xuất khẩu của Việt Nam rẻ tương đối so với Thái Lan

Thị trƣờng nguyên vật liệu đầu vào:

Việt Nam chỉ tự túc được vải và cao su nhưng nguyên vật liệu phải nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng không bị đánh thuế. Đây được coi là một lợi thế cho xuất khẩu.

2.4.2.3. Các nhân tố khác

Đối thủ cạnh tranh:

Không chỉ có đối thủ cạnh tranh trong nước như Công ty da giày Hà Nội, giày dép Thăng Long, giày Thượng Đình,… mà Công ty còn đối mặt với hàng Trung Quốc, hàng ngoại nhập với giá rẻ hơn. Chính vì vậy buộc Công ty phải chú trọng hơn trong công ty xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm .

Các đối tác nƣớc ngoài:

Cho đến nay để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Một trong những giải pháp để có thể tăng nguồn vốn đầu tư và áp dụng công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất là Công ty đã hợp tác với các đối tác nước ngoài như Đài Loan, Thái Lan để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Tiểu kết chƣơng 2: Trong chương 2, dựa trên cơ sở lý luận về hoạt

động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp đặt ra trong chương 1, tác giả vận dụng vào việc phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép của Công ty Giày Thụy Khuê, giai đoạn 2009 – 2010, tìm ra được những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày sang các thị trường từ nay đến năm 2020 trong chương 3.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

GIÀY THỤY KHUÊ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giày Thụy Khuê (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)