Về cơ quan lập pháp:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 108)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

3.1.4. Về cơ quan lập pháp:

Cũng như các nước trên thế giới, ử các nước ASEAN, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu, tổ chức của Nghị viện các nước ASEAN lại có nhiều đặc điểm khác biệt so với các nước trên thế giới. Chẳng hạm trong cơ cấu của Nghị viện, ngay trong Hạ nghị viện (đối với các nước có Qu ố c hội 2 viện như Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia và Philippin) hay trong Nghị viện (đối với nước có cơ cấu Quốc hội một viện như trường hợp Sinigapor) vốn là những cơ quan thường do nhân dân trực tiếp bầu cử nên thì ở các nước ASEAN lại có những thành viên do bổ nhiệm. Ví dụ, trong Quốc hội Inđônêxia có 75/500 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, còn Nghị viện Siragapor có 9/81 Nghị sĩ do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở thống nhất ý kiến vớii Thủ tướng.

Về mặt thẩm quyền, cơ quan lập pháp các nước ASEAN cũng được Hiến pháp trao cho những thẩm quyền tương tự như các nước trên thế giới là lập pháp, quyốl định ngân sách, giám sát cơ quan hành pháp... Tuy nhiên, nhìn chung, trong mối tương quan quyền lực giữa hành pháp và lập pháp ở các nước ASEAN, thì bao giờ cơ quan lập pháp cũng “lép vế” hơn.

3 .1.5. Vê CO' quan hành pháp:

Thực tế cho thấy, dù thuộc loại hình chính thể nào, thì ở các nước ASEAN, ngành hành pháp, vẫn là trung tâm của quyền lực nhà nước. Quyền hành pháp do Chính phủ thực hiện. Chính phủ có thể do Tổng thống đứng đầu

như trường hợp Inđônêxia, Philippin hay do Thủ tướng nắm giữ như trường hợp» Singapor hoặc do Nhà Vua đứng đầu như ở Thái Lan và Malaixia.

Như chúng tôi đã đề cập, trong khối ASEAN, (dường như) ở các nước theo c h ế độ đại nghị (Singapor, Malaixia) thì Chính phủ có khả năng lãnh đạo và ổ n định được đất nước hơn, kinh tế - xã hội của những nước này cũng phát triển hơn, đồng thời tránh được hai xu hướng: có sự đối đầu một cách quá căníg thẳng giữa hành pháp và lập pháp (như tình hình Philippin và Inđônêxia những năm gần đây) hoặc là xu hướng ngược lại, hành pháp chi phối mọi hoạt động của cơ quan lập pháp (như ở Philippin dưới thời Marcos hoặc Inđônêxia dưới thời Suharto).

Tuy nhiên, ở những quốc gia thuộc chính thể đại nghị mà chính trường lại tồ n tại quá nhiều đảng phái chính trị và cả sự Ihao túng mạnh mẽ của giới quâm phiệt như trường hợp Thái Lan thì tình hình chính trị lại hết sức phức tạp. Trên chính trường luôn diễn ra những cuộc thanh trừng, lật đổ lẫn nhau, mỗi Chính phủ chỉ tổn tại trong một thời gian quá ngắn nên không kịp thực hiện những chương trình phát triển của mình. Ở Thái Lan, trung bình cứ 2 năm lại có m ộ t cuộc đảo chính (song, nhờ tách biệt được bộ máy hành chính với quyền hành pháp nên mặc dù đảo chính liên tục, các Chính phủ khác nhau mọc lên liên tục, nhưng bộ máy hành chính Thái Lan vẫn ổn định, kinh tế vãn phát triển).

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 108)