N guồn: World Development Report 2001, tr 174.
2.3.1. Co quan lập pháp:
Trong các quốc gia ASEAN, cơ quan lập pháp Philippin có lịch sử lâu đời nhất. Cho đến nay, Nghị viện Philippin đã có hơn 90 năm tổn tại và là cơ quan lập pháp có bề dày kinh nghiệm nhất trong vùng Đông Nam Á.
Theo quy định của Hiến pháp Philippin, quyền lập pháp được trao cho Quốc hội liai Viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, trong đó Hạ nghị viện là cơ quan có vai trò lớn hơn, do nhân dân bầu ra theo hình thức phổ thông đầu phiếu; Thượng nghị viện cũng do báu cử mà hình thành nên, nhưng nó có tính chất là cơ quan đại diện cho các vùng lãnh thổ.
Về cơ cấu tổ chức: Thượng nghị viện có 24 Nghị sĩ đại diện cho các vùng lãnh thổ.
Tiêu chuẩn để có thể trở thành Thượng nghị sĩ Philippin là: công dân Philippin, trên 35 tuổi, sống liên tục tại Philippin 2nãm tính đến ngày bầu cử. Thượng nghị sĩ Philippin có nhiệm kỳ 6 năm và không được tái cử quá 2 nhiệm kỳ. Cứ 3 năm, Thượng nghị viện Philippin lại thay đổi 1/3 số thành viên.
Hạ nghị viện Philippin hiện nay gồm 221 thành viên, được bầu trên cơ sở số lượng cử tri tại các tỉnh, thành phố; số lượng Hạ nghị sĩ của mỗi tỉnh, thành phố tùy ihuộc và số lượng dân cư của các địa phương này, tuy nhiên, Hiến pháp cũng quy định mỗi tính, thành phố có ít nhất một đại diện trong Hạ nghị viện.
Hạ nghị viện có nhiệm kỳ là 3 năm và mỗi Hạ nghị sĩ không được đảm nhiệm cương vị quá 3 nhiệm kỳ. Để có thể trở thành ứng cử viên Hạ nghị sĩ Philippin, cần phải hội đủ các điều kiện là: công dân Philippin, trên 25 tuổi, sống liên lục tại đơn vị bầu cử ít nhất là một năm tính đến ngày bầu cử (Điều 6,7, Chương VI Hiến pháp). Theo quan điểm của các nhà lập hiến Philippin, việc quy định cách thức lổ chức của Nghị viện như vậy sẽ cho phép luôn có sự thay đổi thành phần cơ quan lập pháp trong nhiệm kỳ Tổng thống. Nghĩa là Tổng thống không bị một nhóm người nào đó (trong Nghị viện) chống đối kéo dài quá 3 năm và cũng không thể chỉ dựa vào sự ủng hộ của một nhóm Nghị sĩ nào trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống.
Là cơ quan lập pháp hoạt động chuyên nghiệp, Quốc hội Philippin được cơ câu thành các ủy ban chuyên trách khác nhau, mỗi ủy ban phụ trách một mảng công việc nhất định. Hiện nay Nghị viện Philippin bao gồm các ủy ban sau:
- ủ y ban thường trực vé tổ chức và quy chế hoạt động của Nghị viện. - ủ y ban đặc biệt của Nghị viện: được thành lập ra để giải quyết những vấn đề đặc biệt thường phát sinh trong quá trình hoạt động của Nghị viện.
- ủ y ban hỗn hợp hai Viện.
- ủ y ban bổ nhiệm của Nghị viện.
v ề nhiệm vụ và quyền hạn của Nghị viện, cũng giống như các nước khác, quyền lập pháp là quyền cơ bản nhất của Nghị viện Philippin. Ngoài ra Nghị viện còn được Hiến pháp trao cho một số quyền hạn sau đây:
- Quyết định cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Với 3/4 số thành viên Nghị viện yêu cầu, Nghị viện có thể đưa ra xem xét và thông qua yêu cầu sửa đổi những quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ được ghi nhận trong Hiến pháp, tuy nhiên, để dự luật này biến thành luật thì cán phải nhận được sự đồng ý của dân chúng thông qua một cuộc trưng cáu ý dân.
- Quốc hội c ó quyền chất vấn đối với c á c thành viên Chính phủ. Tuy nhiên, để có thể buộc tội và ra bản cáo trạng đối với các thành viên của Chính phủ thì Quốc hội cần có sự nhất trí của 3/4 số Nghị sĩ của Hạ nghị viện và 2/3 số Thượng nghị sĩ trong Quốc hội.
- Nghị viện c ó quyền phê chuẩn các Hiệp ước do Tổng thống ký kết với nước ngoài. Trong trường hợp không nhận được sự hậu thuẫn của ít nhất là 2/3 số Ihành viên Nghị viện thông qua một cuộc bỏ phiếu công khai, thì các điều ước quốc tế do Tổng thống ký kết với nước ngoài coi như mất hiệu lực (Điều 21, chương 7 Hiến pháp). Để cân bằng quyền lực giữa hai Viện trong Quốc hội, Hiến pháp Philippin quy định Thượng viện có quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế, còn Hạ nghị viện được quyền trình các dự luật về các loại thuế.
- Quốc hội cũng có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh khi có sự đồng ý của ít nhất 2/3 số thành viên của cả hai Viện.
- Quốc hội c ó quyền thông qua các quyết định bổ nhiệm do Tổng thống đề nghị. Để thực hiện chức năng này, một ủ y ban bổ nhiệm của Quốc hội được thành lập trên cơ sở cân bằng đại diện giữa các đảng phái có mặt trong Hạ nghị viện và đại diện các thành phần trong Thượng nghị viện. Trong ủy ban này, mỗi Viện có 12 thành viên, Chủ tịch Thượng nghị viện là Chủ tịch đương nhiên của ú y ban này (Điồu 18, Chương VI Hiến pháp).
Về hoạt động của Quốc hội, theo quy định của Hiến pháp Philippin, Quốc hội họp mỗi năm một kỳ bắt đầu vào ngày thứ 2 cuối cùng của tháng 1 và kéo dài đúng 100 ngày không kể ngày chủ nhật. Việc tạm dừng khóa họp phái dược sự nhất trí của cá hai Viện. Hiến pháp cũng cho phép Tổng thống có quyền triệu tập các khoá họp đặc biệt trong trường hợp cần thiết, song, các khóa họp này không được kéo dài quá 30 ngày. Thông thường, các khóa họp đặc biệt do Tổng thống triệu tập chỉ nhằm thông qua các đạo luật quan trọng mà khóa họp thường kỳ chưa giải quyết xong hoặc các đạo luật tối cần thiết theo yêu cầu của Tổng thống.
2.3.2. Co quan hành pháp:
Theo Hiến pháp Philippin hiện hành (Hiến pháp 1987), quyền hành pháp gắn liền với Tổng thống. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia quốc gia, đổng thời là người đứng đầu ngành hành pháp.
Tổng Ihống và Phó Tổng thống (cùng một liên danh tranh cử) được đuực nhân dân bầu lcn thông qua cuộc tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.
Hiến pháp Philippin quy định để được chọn làm ứng cử viên cho chức Tổng thống Philippin phái hội đủ các điều kiện là công dân Philippin, có đủ tư cách cử tri, không dưới 45 luổi và cư trú tại Philippin ít nhất 10 năm trước ngày bầu cử (Điều 2, Chương 2). Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống Philippin là 6 năm kể từ trưa ngày 13/6 sau ngày bầu cử và kết thúc vào trưa cùng ngày 6 năm sau, Tổng thống chỉ được đảm nhiệm cương vị không quá một nhiệm kỳ, còn Phó Tổng thống có thể tái cử. Việc bầu cử Tổng thống và Phó Tổng ihống được thực hiện vào ngày thứ hai của tuần thứ hai tháng 5 (trừ trường hợp đặc biệt sẽ do pháp luật quy định cụ thể).
Về thẩm quyền, với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, đồng thời đứng đầu ngành hành pháp, ià nhân vạt trung tâm của quyền lực nhà nước, Tổng thống Philippin được Hiến pháp và pháp luật trao cho những quyền hạn cực kỳ rộng lớn trên tất củ các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong vai trò người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống là đại diện cho quốc gia trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các viên chức ngoại giao của đất nước và tiếp nhận các nhân viên ngoại giao của nước ngoài (Điều 9, Chương 7 Hiến pháp). Tổng thống là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang, có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp và lệnh thiết quân luật trong toàn quốc (Điều 18, Chương 7 Hiến pháp). Tổng thống có quyền phong cấp hàm, tặng thưởng huân huy chương cho các quan chức quân sự và dân sự, Tổng thống có quyền bổ nhiệm người đứng đầu lực lượng vũ trang và các quân binh chủng trong quân đội (Điều 19, Chương 7 Hiến pháp).
Trong lĩnh vực lập pháp, Tổng thống Philippin cũng được Hiến pháp trao cho những quyền hạn rất rộng lớn. v ề mặt nguyên tắc, Tổng thống không được can thiệp vào hoạt động của cơ quan lập pháp, song, trên thực tế, thông qua các bức thông điệp hàng năm đọc trước Quốc hội mà thực chất là chương trình lập pháp tương lai, Tổng thống thực sự là người xác định chương trình hoạt động cho ngành lập pháp. Số liệu thống kê chính thức cho biết, hàng năm theo sáng kiến của Tổng thống Philippin hoặc của các cơ quan, cá nhân trực thuộc Tổng thống Philippin có tới trên 60% số dự thảo luật được trình lên Quốc hội [32, tr 56]. Bên cạnh sáng quyền lập pháp, Tổng thống Philippin còn được quyền chi phối trực tiếp đến hoạt động lập pháp - hoạt động cơ bản nhất của Quốc hội Ihông qua việc phủ quyết toàn bộ hoặc một phần những dự luật mà Quốc hội chuyển sang để cho Tổng thống công bố (Khoản 1,2, Điều 27, Chương 6 Hiến pháp). Hiến pháp Philippin còn quy định, một dự luật chỉ có thể trở thành luật khi được Tổng thống phê chuẩn. Trong trường hợp bị Tổng thống phủ quyết, muốn cho dự luật được thông qua cần phải được sự ủng hộ của ít nhất 2/3 số thành viên của hai Viện Quốc hội (lán thông qua đầu tiên chỉ cần quá bán tương đối).
Trong lĩnh vực tư pháp, Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm các Thẩm phán của Tòa án tối cao và phê duyệt việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án các cấp trên cơ sở danh sách do Hội đồng Tòa án và tư pháp đề cử. Mặc dù Hiến pháp Philippin quy định nhiệm kỳ của các thẩm phán là suốt đời để tránh sự thao túng của Tổng thống đối với hệ thống tư pháp, song trên thực tế, bằng nhiều cách thức khác nhau, đặc biệt là thông qua việc dàn xếp trong hậu trường, Tổng thống vãn có thể can thiệp mạnh mẽ vào các quyết định quan trọng của các cơ quan lư pháp.
Nhu' vậy, qua các quy định của Hiến pháp Philippin về vị trí pháp lý, vai trò và quyền hạn của Tổng thống, có thể nhận xét rằng, Tổng thống Philippin thực sự là nhân vật trung tâm của quyền lực chính trị trong Bộ máy Nhà nước Philippin. Với những quyền hạn cực kỳ rộng lớn của mình, cùng với truyền thống cai trị cực quyền kiểu phương Đông và đặc biệt là do ảnh hưởng của “chủ nghĩa tư bản thân quen” ở Philippin; dường như xu hướng chuyển hóa vai trò từ một vị Tổng thống dân cử trong một “nền chính trị đầy sức sống” [17, tr 89] sang vai trò của một nhà độc tài trong trường hợp Philippin là một điều khó tránh khỏi. Thậm chí, với mồ hình cộng hòa Tổng thống kiểu Mỹ áp dụng tại mội một đất nước mà điều kiện kinh tế - xã hội rất khác so với nước Mỹ như trường hợp Philippin, nếu Tổng thống không tập trung được quyền lực thì lại xảy ra một tình trạng tồi tệ không kém chế độ độc tài là tình trạng vô chính phủ và sự yếu kém “kinh niên” của Bộ máy nhà nước. Thực tế Philippin trong gần 5 thập kỷ vừa qua đã chứng minh điều đó (nền chính trị Philippin trong mấy thập niên gần đây luôn ở vào tình trạng hoặc là độc tài hoặc rối loạn, không có kỷ cương).
Trong lĩnh vực hành pháp, theo quy định của Hiến pháp Philippin, mọi quyền lực hành pháp hoàn loàn nằm trong tay Tổng thống. Tổng thống là Chủ tịch hành pháp, là người bổ nhiệm tất cả các quan chức và kiểm soát tất cả các Bộ và cơ quan thuộc cơ cấu Chính phủ. Tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm
chức danh Phó Tổng thống trong trường hợp khuyết chức danh này trên cơ sở có sự đồng ý của đa số thành viên Nghị viện (Điều 9, Chương 7 Hiến pháp). Tổng thống là người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của các cơ quan và nhân viên hành pháp để bảo đảm cho pháp luật dược thực thi (Điều 10, Chương 7 Hiến pháp).
Vé mặt cơ cấu Chính phủ - Nội các Philippin bao gồm: Tổng thống, Phó Tổng thống, Thư ký hành pháp, Thống đốc ngân hàng trung ương và các Bộ trương trong Nội các. Phó Tổng thống là thành viên đương nhiên của Nội các. Ngoài ra, trong thành phần Nội các còn có một số nhân vật do Tổng thống chỉ định hoặc bổ nhiệm với sự chấp thuận của ủ y ban bổ nhiệm Quốc hội như Cố vấn Tổng thống về các vấn dề pháp luật hay Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia... Những nhân vật này mặc dù không mang hàm Bộ trưởng, song, trên thực tế đóng vai trò như một Bộ trưởng thậm chí quyền lực còn lớn hơn quyền lực của các Bộ trưởng. Áp dụng triệt để nguyên tắc phân lộp các quyền, Hiến pháp Philippin cũng quy định rõ rằng, trong thời gian đương nhiệm tại cơ quan hành pháp, các thành viên Nội các không được giữ bất kỳ một cương vị nào khác trong các cơ quan Nhà nước hoặc tư nhân.
Tương lự như ở Inđônêxia, các Bộ trưởng trong Nội các Philippin chỉ là các trợ lý của Tổng thống, do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Tuy nhiên, có một điểm khác với Inđônêxia là các Bộ trưởng trong Nội các Philippin ngoài việc chịu trách nhiệm trước Tổng thống còn phai ra điểu trần trước Quốc hội trong Irường hợp Quốc hội yêu cầu. Điều này được các nhà lập hiến Philippin lý giải là biện pháp dùng quyền lực ngăn chặn quyền lực [31, tr 257]
2.3.3. Cơ quan tư pháp:
Theo quy định của Hiến pháp Philippin, “Quyền tư pháp được trao cho Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới được thành lập theo quy định của pháp luật...” (Điều 1, Chương VIII, Hiến pháp).
Cũng Iheo quy định của Hiến pháp, hệ thống Tòa án ở Philippin bao gồm: Tòa án Tối cao, Tòa án phúc thẩm và Tòa án sơ thẩm.
- Tòa án tối cao: là đại diện cao cấp nhất của hệ thống tư pháp Philippin. Tòa án tối cao bao gồm: 1 Chánh án VÌ1 14 Phó Chánh án. Theo Quy định tại Điều
5 Chương VIII Hiến pháp Philippin, Tòa án tối cao có thẩm quyền:
+ Xét xử, hủy bỏ, điều chỉnh hoặc phê chuẩn phúc thẩm theo pháp luật hoặc các quy định của Tòa án, có thể đưa ra các phán quyết cuối cùng và các lệnh đối với Tòa án cấp dưới.
+ Quan lý, giám sát về mặt hành chính đối với toàn bộ hệ thống Tòa án và các nhân viên của nó.
+ Phân công tạm thời các Thẩm phán đến các vùng khác theo đòi hỏi của lợi ích chung. Sự phùn công như vậy kéo dài không quá 6 tháng trừ trường hợp có sự đồng ý của Thẩm phán có liên quan.
+ Bổ nhiệm công chức và người lao động của ngành tư pháp theo quy định của Luật dịch vụ dân sự.
+ Ra lệnh thay đổi địa điểm xét xử để tránh những yếu tố ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án.
+ Ban hành các luật lệ liên quan đến quyển bào chữa.
Các Thẩm phán thuộc hệ thống Tòa án Philippin đều do Tổng thống bổ nhiệm trên cư sở có sự thỏa thuận với ủ y ban bổ nhiệm của Quốc hội. Để được bổ nhiệm làm Thẩm phán trong hệ thống Tòa án Philippin, công dân Philippin phải hội đủ các điều kiện nhất định theo quy định của Luật về Tòa án. Thành viên của Tòa án tối cao ngoài các tiêu chuẩn chung như các Thẩm phán khác còn có ycu cầu về kinh nghiệm công tác, phải trên 40 tuổi và có ít nhất 15 năm là Thẩm phán Tòa án các cấp hoặc tham gia vào hoạt động pháp lý ở Philippin. Với tư cách là công chức Nhà nước, các thẩm phán Philippin đảm nhiệm cương vị cho đến khi về hưu (70 tuổi) hoặc khi họ không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình nữa (Điều 11 Chương VIII Hiến pháp).
2.3.4. C hính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương của Philippin được chia thành các vùng, tỉnh, thành phố, các thị xã, các xã, phường và 2 khu tự trị. v ề mặt hình thức, cách tổ chức chính quyền địa phương của Philippin cũng tương tự như Việt Nam, nhưng áp dụng nguyên tắc phân quyền và tản quyền rõ rệt hơn. Mỗi địa phương có một Hội đồng dân cử với nhiệm kỳ 3 năm (mỗi đại biểu không đảm