Tổ chức Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Inđônêxia:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 27)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.1. Tổ chức Bộ máy Nhà nước Cộng hòa Inđônêxia:

Từ ngày tuyên bố độc lập (17/8/1945) đến nay, Inđônêxia đã ba lần thay đổi Hiến pháp. Bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1945) do ủ y ban chuẩn bị độc lập của Inđồnêxia soạn thảo và được thông qua ngày 18/8/1945. Bán Hiến pháp này được áp dụng từ khi thông qua cho đến ngày 29/12/1949 khi nước Cộng hòa Inđônêxia Liên bang Inđônêxia (RIS) được thành lập, thay ihế cho bản Hiến pháp này là Hiến pháp của R1S - Hiến pháp Liên bang Inđônêxia 1949. Tuy nhiên, lúc này Hiến pháp 1945 vẫn có hiệu lực tại Cộng hoà Inđônôxia (Rỉ), nước cộng hòa lớn nhất, có ảnh hưởng nhất trong số 16 nước thành viên hợp thành Liên bang. Ngày 17/8/1950, chế độ Liên bang bị xóa bỏ, nước Cộng hòa Inđônêxia (đơn nhất) được thành lập và một Hiến pháp mới cũng được áp dụng. Ban Hiến pháp này là kết quả của sự nhất trí giữa các nhà lãnh đạo RI và RIS, nó thường được gọi là Hiến pháp lâm thời bởi quá trình soạn tháo chưa được chuẩn bị chu đáo. Nhiệm vụ soạn thảo một bản Hiến pháp mới, đáy đủ, kỹ lưỡng và hoàn thiện hơn cho nhà nước thống nhất được giao cho Hội dồng lập hiến (do cử tri cả nước bầu ra theo hình thức phổ ihông đầu phiếu hồi lliáng 12/1955). Song, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Hội đồng lập hiến này đã không hoàn thành dược nhiệm vụ của mình trong thời hạn luật định, vì vậy ngày 5/7/1959, Tổng thống Inđônêxia đã ra sắc lệnh giải tán Hội đổng lập hiến, bãi bỏ Hiến pháp lâm thời và luyên bố

áp dụng trở lại Hiến pháp 1945. Từ đó, dù đã trải qua nhiều thể chế chính trị khác nhau như thời “dân chủ có chỉ đạo” của Tổng thống Sucarno hay chế độ “trật tự mới” của Tổng thống Suharto, Hiến pháp 1945 vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, vì được soạn thảo trong một thời gian ngắn, gấp gáp, những người tham gia vào việc soạn thảo lại có những quan điểm hết sức khác nhau trong những vấn đề cơ ban liên quan đến nhà nước độc lập tương lai như vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước; vị trí, vai trò của người đứng đầu nhà nước, mối tương quan giữa các cơ cấu quyền lực nhà nước... nên Hiến pháp 1945 không những ngắn (chỉ gồm 37 điều) mà nhiều điều quy định trong đó cũng không được rõ ràng, cụ thể hoặc để ngỏ bằng cách thêm vào một câu “sẽ được quy định theo pháp luật”. Chính vì vậy, mặc dù hàng chục năm đã qua - và điều kiện đã cho phép - song bản Hiến pháp 1945 vẫn không bị thay thế, sở dĩ như vậy là vì - theo các nhà phân tích về Inđônêxia - các nhà cầm quyền Inđônêxia muốn khai thác những quy định còn “mập mờ” trong bản Hiến pháp này, giải thích chúng theo hướng có lợi cho mình mỗi khi cần thiết (điều này là rất dễ dàng trong một nhà nước mà quyền lực của Tổng thống là hết sức to lớn như ở Inđônêxia).

Như vậy, trong lịch sử lập hiến của Inđônêxia đã lừng có 3 bản Hiến pháp nhưng được ban hành 4 lần:

- Hiến pháp Cộng hoà Inđônêxia - Constitution of the Republic of Inđônêxia : ban hành năm 1945 và khôi phục hiệu lực năm 1959.

- Hiến pháp Liên bang Inđônêxia - Federal Constitution ban hành năm 1949.

- Hiến pháp tạm thời - Provisional Constitution được ban hành năm 1950.

Theo Hiến pluíp Inđônêxia hiện hành (Hiến pháp 1945), Bộ máy Nhà nước Cộng hoà lnđônêxia bao gồm các cơ quan sau:

- Cơ quan Hành pháp : Tổng thống - Chính phủ

- Cơ quan Tư pháp: Tòa án tối cao.

- Chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)