Tổ chức Bộ máy Nhà Iiưóc Liên bang Malaixia

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 45)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.2.Tổ chức Bộ máy Nhà Iiưóc Liên bang Malaixia

Hiến pháp Malaixia hiện hành bắt nguồn từ Hiến pháp của Liên bang Malaya - bản Hiến pháp được công bố vào ngày Malaixia giành được độc lâp 31/8/1957. Hiến pháp này do một ủy ban lập hiến gồm các chuyên gia người Anh, Autralia, An độ, Pakistan soạn thảo dưới sự chủ trì của Viện trưởng công tố Anh là Lord Reid, ủ y ban được thành lập theo quy định của Hiệp định London 1956 giữa Chính phủ Anh quốc và Hội nghị đại diện các Đảng phái chính trị của Malaixia. Sau những thảo luận chi tiết, mà trong dó các đảng UMNO, MCA và MIC đóng vai trò quan Irọng và có ảnh hưởng đáng kể, bản

dự thảo Hiến pháp đã được đưa ra tham khảo ý kiến của nhân dân, sau đó được sửa chữa, hoàn tất. Cuối cùng, Hội nghị Lập pháp Liên bang chấp nhận và thông qua bản dự thảo Hiến pháp này và nó chính thức trở Ihành Hiến pháp của Liên bang Malaya.

Vào ngày 16/9/1963, Hiến pháp Liên bang Malaya đã được sửa đổi và điều chỉnh, cho phép sát nhập thêm các bang Sabah, Sarawak, Singapor, đồng thời thiết lập thêm các điều khoản quy định về việc gia nhập Liên bang. Từ dây, tên gọi Liên bang Malaixia dược sử dụng thay thế cho tên gọi cũ Liên bang Malaya. Năm 1965 Singapor đã tách ra khỏi Liên bang, nhưng những quy định của Hiến pháp 1963 vãn được giữ nguyên.

Theo Hiến pháp hiện đại của Liên bang Malaixia, Malaixia là nhà nước liên bang do Quốc vương - là một trong các tiểu vương người Melayu bản địa do Hội đồng các tiểu vương Mclayu bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm - đứng đầu. Hiến pháp cũng quy định chính thể quốc gia là chế độ quân chủ lập hiến. Trong điều kiện một quốc gia liên bang, Hiến pháp Malaixia đã xác định rõ ràng ranh giới giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của cả cấp độ liên bang và các bang thành viên. Đồng thời Hiến pháp cũng quy định địa vị pháp lý khác nhau giữa 13 bang trong cả nước, theo đó, 9 bang là Johor, Negri, Selangor, Panang, Trenggananu, Kelantan, Kedah và Perlis do các tiểu vương Hồi giáo bản địa (gọi là các Suntan) đứng đầu; các bang còn lại là Penang, Malacca, Sabah và Sarawak do các thống đốc lãnh đạo.

Là một quốc gia thuộc loại hình chính thể quân chủ lập hiến, nên cũng giống như các chính thể quân chủ lập hiến khác, việc áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được Hiến pháp Malaixia quy định rõ, theo dó, quyền lập pháp được giao cho Nghị viện lưỡng viện, quyền hành pháp được giao cho Chính phủ, quyền tư pháp được giao cho Tòa án. Do Malaixia là nhà nước Liên bang nên cơ chế tam quyền phàn lập được thực hiện ở cả cấp Liên bang cũng như từng bang. Phần dưới

đây sẽ đi vào xem xét Bộ máy Nhà nước Malaixia theo những quy định của Hiến pháp hiện hành qua việc phân tích từng ngành quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước của quốc gia này.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 45)