Chính quyền địa phưong:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 40)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.1.4. Chính quyền địa phưong:

Là một quốc gia quần đảo rộng lớn, nên việc tổ chức chính quyền địa phương và phân chia các vùng lãnh thổ ở Inđônêxia cũng khá phức tạp. Việc tổ chức chính quyền địa phương Inđônêxia có thể nói là đã kết hợp cả 3 xu hướng: phân quyền và tản quyền và phối hợp.

Theo nguyên tắc tản quyền, chính quyền địa phương của Inđônêxia được phân thành 2 cấp, chính quyền địa phương cấp 1 - cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp 2 - cấp huyện.

Hiện nay (sau khi Đông Timor tách ra, để trở thành nhà nước độc lập), chính quyền địa phương cấp 1 - tỉnh của Inđônêxia là 26 đơn vị, trong đó có 24 tỉnh và 2 đặc khu quốc gia có quy chế pháp lý lương đương cấp tỉnh là Thủ đô Jakarta và cố đô Yogyakarta.

Cơ cấu của chính quyền địa phương cấp tỉnh bao gồm Thống đốc (tuỳ lừng tỉnh có thể có Phó Thống đốc) và Hội nghị Hiệp thương nhân dân tỉnh (DPRD-I). Thống đốc do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở danh sách ứng cử viên do DPRD-I đưa ra sau khi có sự thoả thuận với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Nhiệm kỳ của thống đốc là 5 năm. Trong quá trình thực thi chức trách, thống đốc chí chịu trách nhiệm trước Tổng thống, tuy nhiên, trong trường hợp nhận được “lời khuyên” hoặc là chất vấn của DPRD-Ỉ thì Thống đốc cũng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

DPRD-I tức Hội nghị Hiệp thương cấp tỉnh bao gồm đại diện của các chính đảng dược bầu ra trong nhiệm kỳ 5 năm và một số thành viên thuộc các thành phần dân cư (các nhóm chức năng) do Bộ trưởng Nội vụ bổ nhiệm theo sự ủy quyền của Tổng thống. Số lượng đại biểu của DPRD-I nhiều hay ít là tùy thuộc vào quy mô dân số của tỉnh, thông thường là từ 45 đến 100 người. Việc bầu cử DPRD cấp tỉnh cũng như DPRD cấp huyện được tổ chức đồng thời với cuộc bầu cử Quốc hội. Số đại biểu DPRD-I do bổ nhiệm (thường là đại diện quân đội) chiếm 10% tổng số đại biểu. Thẩm quyền của DPRD-I là thông qua ngân sách tỉnh, đề xuất các kiến nghị về việc thực hiện đường lối chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh với Thống đốc, điều tra các vụ kiện tụng liên quan đến chính quyền địa phương cấp dưới, đưa ra các ứng cử viên cho chức Thống đốc.

Đối với dơn vị hành chính cấp 2 - cấp huyện, bao gồm các huyện và thành phố thuộc tỉnh, cơ cấu chính quyền địa phương cũng được tổ chức tương tự như đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh. Chỉ có điều người đứng đầu chính quyền địa phương cấp huyện (huyện trưởng hoặc thị trưởng - đối với các thành phố) do Bộ trưởng Nội vụ bổ nhiệm trên cơ sở sự thoả thuận với DPRD-II và thống đốc lỉnh sở tại.

Trong tổ chức chính quyền địa phương ở Inđônêxia có sự kết hợp khá hài hòa giữa chế độ với chế độ tản quyền và chế độ đồng quản lý. Chẳng hạn đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, bên cạnh việc có các Sở thuộc tỉnh chịu sự kiểm soát trực tiếp của thống đốc tỉnh thì Chính phủ trung ương cũng đặt các cơ quan của mình lại tỉnh, đó là các sở thuộc bộ. Các Sở ỉoại này chịu ch ế độ “song trùng trực thuộc” , vừa chịu trách nhiệm với bộ chủ quản vừa phải báo cáo công tác trước Thống đốc tỉnh và phải chịu sự lãnh đạo của Thống đốc.

Ngoài hai cấp chính quyền địa phương tổ chức theo mô hình tản quyền như đã nêu trên, ở Inđônêxia còn có các chính quyền địa phương cấp xã, phường và làng xóm, khu phố tương tự như Việt Nam (điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ chính quyền địa phương của hai nước đều được tổ chức theo mô hình của Pháp).

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)