N guồn: World Development Report 2001, tr 174.
2.4. Bộ máy Nhà nước Vương quốc Thái Lan:
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia duy nhất giữ được nền độc lập của mình trong thời kỳ cận - hiện đại (cho dù nền độc lập này ít nhiều mang tính hình thức). Điều này do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bủn là người Thái đã kịp thời canh tan đất nước và có một chính sách đối ngoại mềm dẻo, thỏa mãn được những tham vọng của các cường quốc thực dân lúc bấy giờ. Trong cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, Nền kinh tế Thái Lan lâm vào suy thoái. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nôn gay gắt. Mặc dù vẫn có uy tín chính trị, song, thế lực kinh tế của Hoàng gia lúc này đã suy giảm mạnh. Để giải quyết những mâu thuãn trong xã hội, giai cấp tư sản Thái đã liên kết với thế lực quân phiệt Thái Lan tiến hành cuộc chính biến mùa hè năm 1932, thiết lập nên nén quân chủ lập hiến đấu tiên ở Đông Nam Á.
Cách mạng tư san 1932 là dính điểm của của một quá trình canh tân diễn ra liên lục trong suốt 81 năm Ư Thái Lan (1851-1932). Các nhà vua Thái Lan chính là “bà đỡ” chủ nghĩa tư bản Thái Lan ra đời. Do vậy, vị thế của các nhà vua Thái Lan và Hoàng gia ở nước này là rất cao, bất chấp bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Quá trình canh tân còn in đậm dấu ấn của của tư bản phương Tây, đặc biệt là của Anh; vì vậy, nên quân chủ lập hiến của Thái Lan dã mô phỏng theo kiểu mẫu Anh quốc.
Đặc điểm nổi bật trong lịch sử chính trị Thái Lan là nhà Vua và Hoàng gia vẫn là “trung tâm quyền lực” trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cho dù cuộc cách mạng năm 1932 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
Là một quốc gia có hình thức chính thể quân chủ lập hiến, Hiến pháp Thái Lan đã quy định tổ chức Bộ máy Nhà nước dựa trên cơ sở áp dụng nguyên tắc phân lập một cách “mềm dẻo” giữa các quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Bộ máy Nhà nước Thái Lan hiện nay bao gồm thiết chế Nguyên thủ quốc gia, cơ quan lập pháp, cư quan hành pháp và co' quan tư pháp.
2.4.1. Cơ quan lập pháp:
Ở Thái Lan, theo quy định của Hiến pháp, quyền lập pháp thuộc về Nghị viện lưỡng Viện là Hạ nghị viện và Thượng nghị viện.
Hạ llalli viện: là Viện dân biểu do dân bầu ra theo phương thức phổ Ihông đầu phiếu. Hạ nghị viện Thái Lan bao gồm 360 thành viên với nhiệm kỳ 4 năm. Người đứng đầu Hạ nghị viện - Chủ tịch Hạ nghị viện - cũng đồng thời là Chủ tịch của Nghị viện Thái Lan. Theo quy định tại Điều 106, 107 Hiến pháp, để có thể trở thành Hạ nghị sĩ Thái Lan cần phải hội đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Thái Lan trên 25 tuổi tính đến ngày bđu cử.
- Có trình độ đại học trở lên hoặc đã từng là thành viên của Nghị viện trước đó;
- Là llìành viên của một đang chính trị trong ít nhất là 90 ngày liên tục cho đến ngày đăng ký ứng cử;
- Đối với các ứng cử viên ở các đơn vị bầu cử, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên till còn phai kèm theo một số điều kiện như: cư trú liên lục tại địa phương nơi đăng ký là ứng cử viên ít nhất là một năm trước ngày bầu cử, đã phục vụ trong chính quyền địa phương cìó ít nhất là 2 năm liên tụ c ...
Thượng nghị viện: gồm 170 thành viên do Nhà Vua bổ nhiệm trên cơ
sở sự đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Đây là thiết chế chính trị mang tính đại diện cho các nhóm lợi ích trong xã hội. Để có thể được bổ nhiệm làm Thượng nghị sĩ Thái Lan, theo quy định của Hiến pháp cần phải hội đủ các điều kiện sau:
- Là công dân Thái Lan, trên 35 tuổi, không tham gia các đảng phái chính trị.
- Là người có học thức cao hoặc có kinh nghiệm trong các vấn đề mang lợi ích cho việc phục vụ quốc gia hoặc cộng đồng.
Chủ tịch Thượng nghị viện đổng thời đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Nghị viện.
Hiện nay, Hạ nghị viện đang đề nghị giảm bớt số thành viên của Thượng nghị viện xuống còn 120 người, đồng thời hạn chế đến mức Thượng nghị viện không có quyền trong việc giám sát và đánh giá hoạt động của Chính phủ và chuyển các quyền này cho Hạ nghị viện nắm giữ. Ngoài ra, Hạ nghị viện còn đề nghị dân chủ hóa việc chỉ định Thượng nghị sĩ và phải bảo đảm tính đại diện của các ngành nghề trên toàn quốc.
Về thẩm quyền, Nghị viện Thái Lan được Hiến pháp trao cho nhiều quyền hạn hết sức rộng lớn. Nghị viện là cơ quan duy nhất có quyền làm luật, bầu cử và giám sát hoạt động của các thành viên Chính phủ.
Là quốc gia thuộc loại hình chính thể đại nghị, nên trong mối quan hệ với C Ư quan hành pháp, về nguyên tắc, Nghị viện Thái Lan có vai trò chi phối. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ mặc dù do Nhà Vua bổ nhiệm nhưng phải dựa trên cơ sở thành phần Nghị viện với sự đồng ý của Chủ tịch Nghị viện. Chính vì cách thức thành lập như vậy nên Chính phủ Thái Lan phái chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Trong trường hợp không nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện, Chính phủ buộc phải từ nhiệm hoặc là Thủ tướng Chính phủ dồ nghị Nhà Vua giải tán Nghị viện.
Ở Thái Lan, theo quy định của Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 1997) quyền hành pháp thuộc về Nhà Vua và Chính phủ. Điều 2 Hiến pháp Thái Lan quy định: “Thái Lan thực hiện chế độ Nhà nước quân chủ với người đứng đẩu Nhà nước là Nhà Vua, Nhà Vua nắm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thực hiện các quyền lực này Ihông qua các cơ quan do luật định”.
Về vị trí pháp lý và quyền lực của Nhà Vua: Lịch sử Nhà nước Thái Lan gắn liền với sự trị vì của các Nhà Vua. Mặc dù cuộc cách mạng tư sản năm 1932 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ngự trị ở đất nước này hàng trăm năm trước đó và thiết lập một Nhà nước quân chủ đại nghị theo mô hình Anh quốc, song, có một sự khác biệt lớn so với Anh quốc - hình mẫu của loại hình chính thể này - là chính các Nhà Vua thuộc vương triều Rama ở Thái đã tiến hành canh tân đất nước và góp phần thúc đẩy sự ra đời của chế độ quân chù lập hiến chứ không buộc phải từ bỏ ngai vàng sau một phen “quyết đấu” thất bại với giai cấp tư sản như ở Anh. Vì lẽ đó Nhà Vua và Hoàng gia Thái Lan vẫn là “trung tâm quyền lực” trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cho dù cuộc cách mạng năm 1932 đã lật đổ chế độ chuyên chế. Hiến pháp 1932 và các ban Hiến pháp sửa đổi sau này của Thái Lan đều tuyên bố rằng Vua là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là người đứng đầu nhà nước, là chí huy tối cao của các lực lượng vũ trang, là một “phật tử”, là người bảo trợ các tôn giáo và được truyền ngôi theo phương pháp thế tập. Tại bản Hiến pháp 1997 hiện hành, với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, Nhà Vua Thái được Hiến pháp dành cho những quy định hết sức trang trọng: “Nhà Vua là người đứng đầu Nhà nước, thực hiện vai trò của mình thông qua Nghị viện, Chính phủ và Tòa á n ...” (Điều 3 Hiến pháp), “Nhà Vua là Tổng Tư lệnh tối cao của quân đội Hoàng gia” (Điều 10 Hiến pháp). “Nhà Vua có quyền trao tặng các danh hiệu của Quốc gia cho những người có công” (Điều 11 Hiến pháp), “Nhà Vua có quyền ân xá cho nhũng ngưừi phạm tội khi thấy cần thiết” (Khoản 2 Điều
11 Hiến pháp). Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà Vua Thái Lan không phải là người nắm giữ quyền lực thực sự. Hiến pháp trao cho Nhà Vua nhiều quyền hành, song, cũng chính trong Hiến pháp lại có những điều khoản “bổ sung” tước đi những quyền lực mà nó trao cho người đứng đầu đất nước. Chẳng hạn, trong lĩnh vực lập pháp, Hiến pháp trao cho Nhà Vua quyền gửi trả lại dự thảo luật do Nghị viện chuyển sang để Nhà Vua công, nếu Nhà Vua không đồng ý Ihì có quyền gửi trả lại, nhưng, khi Nghị viện lại một lần nữa thông qua dự luật này với 2/3 số phiếu thì dự luật đương nhiên có hiệu lực của một đạo luật. Hay trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, theo quy định tại Điều 116 Hiến pháp, Nhà Vua có quyền giải tán Hạ nghị viện để tiến hành cuộc báu cử Hạ nghị viện mới, nhưng Hiến pháp lại ấn định trong thời hạn 60 ngày phải tổ chức tổng luyển cử lại, vì thời gian để chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử quá như vậy là quá ngắn (kỉìônh thể chuẩn bị kịp), nên hầu như chưa lần nào Nhà Vua Thái Lan sử dụng quyền hạn này. Còn trong mối quan hệ với cơ quan hành pháp, Nhà Vua có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, song, ông không thể bổ nhiệm ai khác ngoài lãnh tụ đảng chính trị hoặc liên minh các dang chính trị chiếm đa số trong Hạ nghị viện. Các Bộ trưởng do Nhà Vua bổ nhiệm hoặc cách chức cũng đều phải theo sự đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, các sắc lệnh hay quyết định của Nhà Vua đều phải có chữ ký “phó thự” của các Bộ trưởng hoặc người đứng đầu Chính phủ.
Tuy nhiên, vượt ra ngoài khuôn khổ của Hiến pháp Thái Lan, trên thực tế, quyền lực của nhà Vua Thái Lan là rất lớn, lớn hơn nhiều so với các quy định trao quyền trong Hiến pháp. Đặc biệt trong bối cảnh chính trường luôn tiềm ẩn nhiều biến động như ở Thái Lan thì vai trò của nhà Vua Thái lại càng có cơ hội để thể hiện. Chẳng hạn, thời gian gần đây, nhà Vua đã can thiệp vào các cuộc dấu tranh quyền lực giữa phái quân sự và phái dân sự trong cuộc khủng hoang chính trị tháng 5/1992. Với sự “trung gian” của nhà Vua, tướng Xuchin đã đồng ý từ chức để mở đường cho cuộc báu cử đưa ông Chuan
Leckpai lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ 1991-1995. Trong cuộc khủng hoảng tài chính những Iháng cuối năm 1997 đã dẫn tới khủng hoảng chính phủ, nhà Vua Thái Lan một lần nữa lại thể hiện được vai trò cực kì quan trọng của mình. Lần nay, nhà Vua công khai đứng ra khuyên Thủ tướng Chavalit từ chức để mở đường cho Chuan Leekpai - một chính khách kỳ cựu, đại diện cho phái dân sự trở lại nắm quyền vào ngày 7/11/1997. Theo Điều 201 Hiến pháp Thái Lan năm 1997, quyền hành pháp ở Thái Lan Ihuộc về Chính phủ. Chính phủ Thái Lan gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và không quá 35 Bộ trưởng.
Là một quốc gia theo hình thức chính thể quân chủ đại nghị, Chính phủ Thái Lan được hình thành trên cơ sở thành phần Nghị viện. Thủ tướng Chính phủ do Nhà Vua bổ nhiệm, nhưng Nhà Vua không thể bổ nhiệm ai khác ngoài người đứng đầu (lãnh tụ) của đảng chính trị hay liên minh đảng chính trị (trong trường hợp không có đủng nào chiếm đủ số ghế cần thiết để đứng ra thành lập Chính phủ) chiếm đa số trong Nghị viện. Theo quy định của Hiến pháp Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ phải là một chính khách chuyên nghiệp, có nghĩa là phủi tham gia một đảng chính trị và đại diện cho đảng đó tham gia vào cơ cấu của Nghị viện; trước khi trở thành Thủ tướng dứt khoát phải là thành viên của Nghị viện (Hạ nghị viện) và được sự tiến cử của Nghị viện lên Nhà Vua để Nhà Vua bổ nhiệm vào cương vị Thủ tướng. Chức năng chính của Thủ tướng Chính phủ là điều hành hoạt động của Nội các, Chính phủ và phối hợp có hiệu quả hoạt động của Chính phủ, giúp việc cho Thủ tướng có các Phó Thủ tướng do Thủ tướng bổ nhiệm dựa trên cơ sở thành phần Nghị viện.
Mặc dù Hiến pháp quy định Thủ tướng chỉ là người đứng đầu ngành hành pháp, song trên thực tế, với tư cách là người đứng đầu đảng chiếm đa số trong Nghị viện (vai trò của Thủ tướng đối với Nghị viện thực ra là vai trò của lãnh tụ đảng cầm quyền đối với các đảng viên trong ban lãnh đạo đảng), Thủ tướng thực sự là nhân vật trung tâm trong bộ máy nhà nước Thái Lan. Thông qua kỷ luật của đảng, Thủ tướng lãnh đạo Nghị viện và là người đóng vai trò
chính trong việc đưa ra chương trinh làm luật của Nghị viện. Trong trường hợp đảng của Thủ tướng chiếm địa vị độc tôn Irong Quốc hội (chiếm đủ số ghế chi phối Nghị viện) thì thực chất mọi nguyên lý của học thuyết phân quyền trở nên vô nghĩa. Lúc này thực chất ý chí chính trị của Thủ tướng và Quốc hội chỉ là mội. Còn trong trường hợp đảng của Thủ tướng không chiếm đủ số ghế chi phối trong Quốc hội, Thủ tướng là người đứng đầu của một liên minh đảng phái chiếm đa số trong Quốc hội, lúc này mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện thực sự là mối quan hệ hết sức “mỏng manh dễ vỡ”, bất kỳ sự “phật ý ” của đảng nào trong liên minh cũng có thể làm cho Chính phủ sụp đổ và vì vậy, vai trò của Thủ tướng lúc đó là vai trò của người điều hòa lợi ích giữa các đảng phái lớn trên chính trường. Những hành vi của Thủ tướng lúc này nhiều khi không phản ánh đúng lập trường chính trị của Thủ tướng mà là sự “nương tựa” llico quan điểm của các đảng chính trị trong liên minh. Quyền lực của Thủ tướng trong trường hợp này đã bị giảm đi đáng kể.
Khác với một số quốc gia khác trong khu vực, Chính phủ Thái Lan không đồng nhất với Nội các. Nội các chỉ bao gồm Thủ lướng, Phó Thủ tướng và khoáng trên 10 Bộ trưởng các bộ quan trọng (Quốc phòng, Ngoại giao, Nội vụ...)- Hiện nay, Nội các Thái Lan chịu trách nhiệm quản lý 14 Bộ và Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu não của Chính phủ, trong Văn phòng có nhiều quan chức có chức năng và thẩm quyền như những Bộ trưởng, có rất nhiều quyền lực trong việc hoạch định chính sách quốc gia. Thủ tướng Chính phủ chủ yếu dựa vào các cố vấn trong Văn phòng Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các Bộ trưởng Irong Chính phủ Thái Lan (hiện nay Chính phủ Thái Lan bao gồm 35 Bộ trưởng và những người có hàm Bộ trưởng) do Nhà Vua bổ nhiệm trên cơ sở sự đề nghị của Thủ tướng (trên thực tế, chưa bao giờ Nhà Vua lại không thuận tlico lời đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các Bộ trưởng trong Chính phủ). Bộ trưởng không được đảm nhiệm bất kỳ cương vị gì
trong các cư quan lập pháp, tư pháp cũng như các tổ chức kinh tế, nếu đang là Nghị sĩ thì phải từ nhiệm trước khi được bổ nhiệm vào cương vị Bộ trưởng. Bộ trưởng không phải là công chức mà chỉ là một viên chức chính trị. Trong cơ câu một cơ quan cấp bộ của Thái Lan, ngoài Bộ trưởng là chính khách, các quan chức lừ Thứ trưởng trở xuống đều là các công chức nhà nước. Chính nhờ quy định này của Hiến pháp, nên mặc dù ở Thái Lan có sự thay đổi Chính phủ liên tục (trung bình mỗi Chính phủ của Thái Lan chỉ tổn tại được không quá hai năm) nhưng bộ máy hành chính vẫn giữ được sự ổn định và ít bị xáo trộn bởi các cuộc killing hoảng chính trị.
2.4.3. Cơ quan tư pháp:
Theo quy định của Hiến pháp, quyền tư pháp ở Thái Lan thuộc về Tòa án. Là một quốc gia áp dựng học thuyết phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, hệ thống Tòa án Thái Lan có được sự độc lập