Về thiết chê nguyên thủquốc gia:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 106)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

3.1.3. Về thiết chê nguyên thủquốc gia:

ở những quốc gia thuộc loại hình chính thể cộng hòa Tổng thống (Philippin, Inđônêxia), Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Nhưng khác với nhiều quốc gia trên thế giới có cùng một loại hình chính thổ, Ư các nước ASEAN, do nhiều nguyên nhân khác nhau, do sự câu kết giữa Tổng thống với các thế lực quân phiệt, do “chủ nghĩa tư ban thân quen” (Crony Cappitalism) và đặc biệt là do truyền thống sùng bái thủ lĩnh kiểu phương Đông, nên Tổng thống bao giờ cũng có xu hướng tập

trung quyển lực. Tổng Ihống là trung tâm quyền lực, tập trung xung quanh mình những người thân Irong gia đình Tổng thống, bạn bè, thân hữu, các quan chức, các sĩ quan cao cấp, các nhà tư bủn cỡ lớn...Dựa vào những thế lực này mà Tổng thống duy trì quyền lực của mình, ngược lại, tầng lớp “thân quen” này lại dựa vào Tổng thống để trục lợi bất chính (tệ lấy hoả hồng - com mission - rất phổ biến ở Inđônêxia và đã trở thành một thứ “luật ngầm”, thậm chí vợ của cựu Tổng thống Suharlo trước đây được gọi là “Madam five Perçant” - tức phu nhân 5%, vì bất cứ hợp đồng nào kinh tế nào qua sự bảo trợ của bà ta đều phải trả 5% tiền hỏa hổng), ở Philippin thời Tổng thống Marcos, có hàng trăm nhân vật nhờ sự bảo trợ của Tổng thống mà trở nên giàu có, ngay cả cận vệ của Marcos là tướng Ver cũng được cất nhắc lên chức Bộ trưởng Quốc phòng và trở thành một nhà tỷ phú của Philippin.

ở những nước có hình thức chính thể quân chủ lập hiến trong ASEAN (Thái Lan, Malaixia), vai trò của nguyên thủ quốc gia cũng có nhiều đặc điểm khác biệt so với nguyên thủ quốc gia quốc gia của các nước quân chủ lập hiến khác irên thế giới. Mặc dù Hiến pháp (văn bản ghi nhận sự thống trị xã hội và nhà nước của giai cấp tư sản) đã hạn chế mọi quyền lực của Nhà Vua (Thái Lan) và Quốc vương (Malaixia) bằng cách tuycn bố nguyên thủ quốc gia chỉ có vai trò tượng trưng, là biểu tượng cho sự trường tồn của đất nước..., song, vượt ra ngoài khuôn khổ những quy định của Hiến pháp, do nhiều nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là do truyền thống sùng bái Hoàng gia, do bối cảnh chính trị phức tạp của chính trường như trường hợp Thái Lan hoặc là do vai trò thủ lĩnh tối cao của tôn giáo lớn nhất trong nước và đại diện cho lợi ích của các thế lực phong kiến cát cứ địa phương như trường hợp Quốc vương Malaixia) mà quyền lực thực tế của nguyên thủ quốc gia vẫn còn rất lớn. Thực tế cho thấy, nguyên thủ quốc gia ở những nước quân chủ lập hiến của các nước ASEAN vẫn còn những quyền lực đáng kể và không thể không tính tới trong cơ cấu quyền lực nhà nước.

Theo chúng tôi, có lẽ, Irong hoàn cảnh các nước ASEAN, do sự chi phối nặng nc của truyền thống phương Đông, do sự tồn tại cố hữu của “chủ nghĩa tư bủn thân quen” và xu hướng độc tài hóa, có lẽ mô hình nhà nước thích hợp nhất là mô hình chính thể cộng hoà đại nghị kiểu Singapor, nơi mà quyền lực tập trung mạnh mẽ trong tay Thủ tướng, song Tổng thống - do nhân dân trực tiếp bầu nên vẫn có những quyền hạn đáng kể trong cơ cấu quyền lực nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)