Cơ quan lập pháp:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 29)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.1.1.Cơ quan lập pháp:

Theo Hiến pháp Inđônêxia, hệ thống cơ quan lập pháp của nước này bao gồm 2 thiết chế là: Hội nghị Hiệp thương nhân dân (MPR) và Hội đồng dân biểu (DPR) - tức Quốc hội (một số tài liệu dịch là Hạ nghị viện).

- Hội nghị liiệp thương nhân dân (MPR): Theo Điều 1 Hiến pháp Inđônêxia 1945 (hiện hành): “Inđônêxia là nước cộng hoà với chủ quyền thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua việc bầu Hội nghị Hiệp thương nhân dân. Hội nghị là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Nhân dân thể hiện ý nguyện chính trị của mình thông qua Hội nghị” [40, tr 3].

Thành phần của MPR bao gồm toàn bộ thành viên của DPR, đại diện của các địa phương và các nhóm chức nghiệp (nhóm dân cư). Do Hiến pháp 1945 không quy định rõ số lượng thành viên của MPR cũng như DPR, cách thức hình thành nên các cơ quan này (bíiu cử hay bổ nhiệm) nên vấn đề này ctược quy định bởi các đạo luật. Cũng chính vì vậy, số lượng đại biểu của DPR và MPR không cố định mà luôn luôn thay đổi tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nhất định. Trong cuộc họp vào tháng 1/1999, DPR Inđônêxia đã quyết định thành phầrì của DPR nhiệm kỳ 1999 - 2004 là 500, trong đó số đại biểu quân đội (được bổ nhiệm) là 38 người - giảm nhiều so với con số 100 người của nhiệm kỳ Irước đó. Số thành viên của MPR là 700 người, trong đó bao gồm 500 đại biểu của DPR và 200 đại biểu do Tổng thống bổ nhiệm (gồm 135 đại biểu của các địa phương - mỗi tỉnh 5 đại diện - và 65 đại biểu của các nhóm chức năng) [Bernas, 20/1/1999],

Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của Hội đổng Hiệp thương nhân dân là 5 năm, trong thời gian này, Hội đồng họp toàn thể ít nhất một lần và có thể triệu tập hội nghị đặc biệt khi cần thiết. Chủ tịch MPR được bầu với da số phiếu tương đối của các thành viên Hội nghị và sự đồng ý của Chủ tịch DPR. Giúp việc cho Chủ tịch MPR có 5 Phó Chủ tịch. Việc bầu các Phó Chủ tịch MPR cũng tương tự như bầu Chủ tịch.

Về chức năng và thẩm quyền của MPR, Hiến pháp Inđônêxia quy định: MPR có nhiệm vụ và thẩm quyền thông qua hoặc thay đổi Hiến pháp; quy định đường lối, chính sách phát triển đất nước (Điều 3 Hiến pháp), bầu Tổng thống và Phó Tổng thống (Điều 6 Hiến pháp). Hiến pháp cũng quy định rõ việc quyết định thông qua Hiến pháp, thay đổi Hiến pháp hiện hành hay quy định đường lối, chiến lược phát triển đất nước chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của ít nhất 2/3 số thành viên tham gia kỳ họp và trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên của MPR tham dự. Đối với các quyết định khác, chỉ cần thông qua với đa số phiếu thuần túy.

- Hội đồng dân biểu (DPR) - Quốc hội: DPR cũng có nhiệm kỳ 5 năm

và trong nhiệm kỳ của mình nhóm họp ít nhất mỗi năm một lần. Chức năng và nhiệm vụ của DPR là thông qua các dự luật mà Chính phủ đệ trình, thông qua dự toán ngân sách của Chính phủ, giúm sát việc thực thi pháp luật, việc thực hiện ngân sách nhà nước và những chính sách của Chính phủ theo tinh thần của Hiến pháp 1945 và những nghị quyết của MPR.

Theo quy định của Hiến pháp, những dự luật trình lên không được DPR thông qua thì không thể được xem xét lại với thành phần đại biểu cũ của DPR. Các đại biểu DPR cũng có quyền sáng kiến lập pháp, tuy nhiên, những dự luật do họ dưa ra nếu đã được DPR chấp thuận nhưng không có sự chấp thuận của Tổng thống thì cũng không có hiệu lực (Đicu 19, 20, 21 Hiến pháp). Trong điều kiện đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp, Tổng thống có quyền phê chuẩn những quyết định của Chính phủ để những quyết định này có hiệu lực

pháp lý như một đạo luật. Tuy nhiên, sau đó, nhũng quyết định này phải được DPR xem xct và chấp nhận trong kỳ họp gần nhất. Nếu không được DPR tán thành, nhũng quyết định này đương nhiên mất hiệu lực pháp lý (Điều 22 Hiến pháp).

Trong thể chế nhà nước hiện nay của Inđônêxia, mối quan hệ giữa cơ quan hành pháp đứng đáu là Tổng thống với cơ quan lập pháp mà đại diện là Quốc hội đang có nhiều vấn đề tranh luận. Khác với nhũng chính thể cộng hoà Tổng thống khác có cơ quan lập pháp lưỡng viện, Quốc hội Inđônêxia vừa đảm nhận vai trò lập pháp vừa là thành viên trong cơ quan bầu ra Tổng thống (MPR). Tuy nhiên, việc phô chuẩn Tổng thống diễn ra sau khi Tổng thống đã được bầu tại MPR làm cho vai trò của Quốc hội đối với Tổng thống hết sức hạn chế. Là quốc gia theo chính thể cộng hòa Tổng thống, về nguyên tắc, mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp phải là mối quan hệ kiềm chế đối trọng, song, ở Inđônêxia, bộ máy lạp pháp là một thiết chế không có sức mạnh thực sự và trong nhiều trường hợp, nó bị hành pháp thao túng và biến thành công cụ thể chế hóa ý chí của hành pháp (hay nói chính xác hơn là ý chí của Tổng thống). Vì thế, có thể khẳng định rằng, ở Inđônêxia, trong thời kỳ “trật tự mới”, quyền lực hoàn toàn nằm trong tay Tổng thống và cơ chế phân quyền bị tê liệt trên thực tế.

Tuy nhiên, tình hình này hiện nay đã có chiều hướng thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự kiện MPR lật đổ Tổng thống Oahít và bầu bà Xucacnôputri lên làm Tổng thống. Những diễn biến này cho phép người ta có thể hi vọng vào việc hình thành một bộ máy nhà nước dân chủ hơn tại quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới này.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 29)