Sụ phân quyền giữa các Bang và Liên bang:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 58)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.2.5. Sụ phân quyền giữa các Bang và Liên bang:

Là một nhà nước liên bang nên vấn đề phân chia quyền lực giữa chính quyền mỗi bang và Liên bang có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, Hiến pháp Liên bang Malaixia đã dành một phần quan trọng quy định về vấn đề này (tại Phần IV Hiến pháp từ Điều 73 đến Điều 95). Theo đó việc phân chia quyền lực giữa chính quyền cấp bang và Liên bang chủ yếu tập Irung trong 2 lĩnh vực là hành pháp và lạp pháp.

- Việc phân chia quyền lập pháp giữa chính quyền Liên bang và chính quyền các Bang:

Theo Hiến pháp Licn bang Malaixia, Nghị viện Liên bang có quyền ban hành luật cho bất cứ khu vực nào thuộc lãnh thổ Liên bang, trong khi đó, quyền lập pháp của mỗi bang chỉ giới hạn trong lãnh Ihổ bang đó. Cụ thể hơn, Phụ lục 9 Hiến pháp Malaixia hiện hành đã xây dựng Bản danh mục Liên bang và Bủn danh mục bang. Bủn danh mục Liên bang là danh sách các lĩnh vực mà thẩm quyền ban hành luật về các lĩnh vực này thuộc về Nghị viện Liên bang, còn Bảng danh mục bang gồm các lĩnh vực mà việc ban hành luật thuộc thẩm quyền của Hội đổng lập pháp Bang. Việc làm luật về những vấn đề đặc

biệt nằm ngoài hai bảng danh mục trên thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp Liên bang. Ngoài ra, Nghị viện Liên bang có thể ban hành iuật về các vấn đề thuộc danh mục Bang trong một số trường hợp như: thi hành một công ước, hiệp định và Ihoả thuận được ký kết giữa Liên bang với một quốc gia khác hoặc để thi hành một quyết định của tổ chức quốc tế mà Malaixia là thành viên, để phát triển khuôn khổ luật pháp cho 2 hay nhiều bang; hoặc theo yêu cầu của Hội đổng lập pháp các Bang. Trong những Irường hợp này, các đạo luật của Liên bang chỉ có hiệu lực khi nó đã được Hội đồng lập pháp Bang chuyển hoá thành luật của các bang. Tuy nhiên, những ngoại lệ này không áp dụng cho các vấn đề liên quan đến luật Hồi giáo và các tập quán pháp về người Melayu bản địa VÌ1 người bản địa tại 2 bang Sabah và Sarawak. Theo Hiến pháp, trong lương quan giữa luật của Liên bang và luật của các Bang thì luật của Liên bang chiếm ưu thế hơn. Bất cứ đạo luật nào của bang trái với luật của Liên bang thì nó (lương nhiên bị mất hiệu lực.

- Việc phân chia quyền hành pháp giữa Liên bang và các Bang:

Theo quy định của Hiến pháp Malaixia, quyền hành pháp của Liên bang sẽ mở rộng tới các vấn đề mà Nghị viện Liên bang có thẩm quyền ban hành luật, còn quyền hành pháp của các Bang sẽ mở rộng tới các vấn đề mà Hội đổng lập pháp Bang có thẩm quyền ban hành luật (Điều 80 Hiến pháp). Trong một số trường hợp ngoại lệ được quy định từ Điều 93 đến Điều 95 của Hiến pháp, Chính phủ Liên bang có quyền hành pháp đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của bang.

Theo bản Danh mục Liên bang và danh mục Bang, Liên bang có thẩm quyền trong lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng của toàn Liên bang và các Bang, an ninh nội bộ, luật dân sự và hình sự, việc xét xử, tài chính, thương mại và công nghiệp, vận tải biển, đánh cá, giao thông liên lạc, giáo dục, ấn loát và công tác xuất bản. Bộ máy hành pháp các Bang có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu đất đai, nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngoài ra, cùng với Liên bang,

các Bang còn chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm xã hội, tổ chức hợp tác xã, y tế, thủy lợi.

Riêng đối với 2 bang Sabah và Sarawak (là 2 bang mới được sát nhập vào Liên bang năm 1963), dược Hiến pháp Liên bang giành cho một số ưu liên nhất định (quy định tại Điều 98, 164 Hiến pháp và phần 4 phụ lục 10 Hiến pháp). Quyền lập pháp của 2 bang này được mở rộng ra một số lĩnh vực, chẳng hạn như Hội đồng lập pháp của 2 bang này được quyền đánh thuế trong lãnh thổ Bang, được ưu tiên trong việc phân định ranh giới Bang, trong việc sử dụng ngôn ngữ bản địa, người dân của 2 bang này còn được bảo đảm một số quyền ưu tiên nhất định. Sự sửa đổi Hiến pháp của 2 bang này sẽ không được thực hiện nếu không có sự đồng ý của Thống đốc Tiểu bang, đồng thời, việc sửa đổi Hiến pháp Liên bang có liên quan đến 2 bang này cũng phải có sự chấp thuận của các nhà lãnh đạo 2 Bang.

Tóm lại, trong mối quan hệ với Chính phủ Liên bang, mỗi Tiểu bang của Liên bang Malaixia có những quyền tự chủ nhất định. Mỗi Bang có quyền lập hiến (ở mỗi bang có một Hiến pháp riêng), quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp riêng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Liên bang. Tuy nhiên, 13 bang của Liên bang Malaixia không được xem là các thực thể cổ chủ quyền trọn vẹn. Chính quyền Liên bang vãn kiểm soát các Bang, mặc dù sự kiểm soát này lỏng lẻo hơn nhiều so với sự kiểm soát của trung ương đối với địa phương trong một nhà nước đơn nhất như ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 58)