N guồn: World Development Report 2001, tr 174.
2.2.3. Co quan tư pháp:
Tại Malaixia, Hiến pháp quy định quyền tư pháp thuộc về hệ thống Tòa án. Theo Điều 122 Hiến pháp và Iheo quy định của Luật Tòa án Malaixia, hệ thống Tòa án Malaixia bao gồm: Các Tòa án cấp cao (gồm một Tòa án Tối cao và hai Tòa án cấp cao) và các Tòa án cấp dưới (các Tòa án cấp dưới của
Malaixia phân thành ba loại là: các Tòa án Hội đồng, Tòa án sơ thẩm và các Tòa án địa phương). Ngoài ra, Malaixia còn có một Tòa án đặc biệt chuyên xét xử các lội phạm dưới 18 luổi, gọi là Tòa án vị thành niên.
Nhìn chung, hệ lliống Tòa án Malaixia có nhiệm vụ thu nhân thông tin và xét xử các vụ án dân sự và hình sự, đưa ra các ý kiến về các đạo luật, tuyên bố tính hợp hiến và có hiệu lực của một đạo luật, giải quyết những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa Liên bang và các Bang, tranh chấp giữa các Bang với nhau. Ngoài ra, Hiến pháp và luật Tòa án cũng cho phép Tòa án có quyền được giải thích Hiến pháp Liên bang và các đạo luật.
Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Malaixia, hệ thống tư pháp có quyền lực rất lớn đối với ngành lập pháp và hành pháp. Hiến pháp cho phép Tòa án Tối cao có quyền tuyên bố bất cứ đạo luật nào của Liên bang hoặc của Bang là bất hợp pháp, vi hiến hay không có hiệu lực nếu nó thấy cần thiết. Tòa án Tối cao còn được Hiến pháp cho phép xem xét tính hợp pháp và hợp hiến đối với bất kỳ hành động nào của Chính phủ trong quá trình điều hành đất nước. Ngay lừ đầu, các nhà lập hiến Malaixia đã chủ động tạo ra sự phân lập thực sự giữa các quyền tư pháp, lập pháp và hành pháp. Bộ máy Tư pháp Malaixia có tính độc lập rất cao, không chịu sự kiểm soát của quyền lập pháp hay hành pháp hoặc của bất kỳ cá nhân, tổ chức, chính đang nào. Hiến pháp đã báo đảm tính độc lập đó bằng cách ghi rõ: Thẩm phán trong hệ thống Tòa án Malaixia chỉ do nhà Vua bổ nhiệm và một khi đã được bổ nhiệm thì không thể bị ai bãi nhiệm (kể cả nhà Vua) trước tuổi về hưu bắt buộc là 65, trừ khi không còn thể lực và khả năng trĩ tuệ, không thể thực hiện được các chức năng và công việc của mình (Điều 124 Hiến pháp). Trong hệ thống tư pháp Malaixia, Tòa án tối cao là cấp xét xử cao nhất. Điều 122 Hiến pháp Malaixia quy định Tòa án tối cao gồm có một chủ tịch, 2 thẩm phán đứng đầu 2 Tòa án cấp cao và ít Illicit là 4 thẩm phán cao cấp khác nữa. Hiến pháp cũng quy định Quốc vương có quyền chí định thêm các thẩm phán của Tòa án tối cao, nên
số lượng các thẩm phán có thể lliay đổi tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế (hiện nay, số lượng thẩm phán Tòa án tối cao Malaixia là 7 người). Việc xét xử có thê được giao cho 3 thẩm phán, trong một số trường hợp đặc biệt số lượng thẩm phán có thể nhiều hơn, song, số thẩm phán trong một phiên tòa bao giờ cũng phải là số lẻ (3,5,7...).
Những người đứng đáu Tòa án tối cao, Tòa án cấp cao và tất cả các thẩm phán thuộc hệ thống Tòa án Malaixia đều do Quốc vương chỉ định dựa trên sự “cố vấn” của Thủ tướng Chính phủ sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội nghị Thủ lĩnh các bang. Để được chỉ định là thẩm phán Tòa án tối cao và Tòa án cấp cao Malaixia phải hội đủ các điều kiện sau: là công dân Malaixia, có ít nhất 10 năm là thành viên của các cơ quan lập pháp hoặc đã từng là luật sư chuyên nghiệp không dưới 10 năm. Thẩm phán khi đã được bổ nhiệm nếu không sai phạm nghiêm trọng sẽ được lưu nhiệm suốt đời. Tuy nhiên, thẩm phán có thể đệ đơn xin từ chức vì một lý do nào đó và quyền xem xét cho từ chức hay không thuộc về Quốc vương nhưng phải tuân theo một thủ tục đặc biệt được quy định tại Điều 124 Hiến pháp Malaixia.
Để cơ quan tư pháp thực hiện chức năng của mình một cách khách quan và công bằng, đảm bảo sự độc lập của quyền tư pháp trước quyền lập pháp và hành pháp, Hiến pháp Malaixia đã có những quy định rất thiết thực. Chẳng hạn, tiền lương của thẩm phán do Quỹ thống nhất cấp (là quỹ có được nhờ phát hành công trái quốc gia), Nghị viện không có quyền thay đổi số lượng tiền lương của thẩm phán trong suốt thời gian đương nhiệm của người này. Các thẩm phán cũng dược đảm bao một số đặc quyền đặc lợi, như được quyền miễn trừ xét xử đối với các lời nói của họ trong phiên toà do họ xét xử. Tư cách của thẩm phán không thể được thảo luận ở Thượng viện và Hạ viện trừ khi điều này là ý kiến chung của ít nhất 1/4 thành viên Viện đó. Không một Hội đổng lập pháp của Bang nào được quyền thảo luận tư cách của thẩm phán (Điều 127 Hiến pháp).
2.2.4. Chính quyền địa phưong:
Là một quốc gia có cấu trúc Liên bang nên việc tổ chức chính quyền địa phương ở Malaixia tương đối phức tạp và đa dạng. Tại đất nước này, ngoài cấp Liên bang và cấp bang, còn có 3 loại hình chính quyền địa phương là Hội đồng thành phố, Hội đồng thị xã tại các đô thị và Hội đồng cấp huyện tại các khu vực nông thôn với các chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể trong Luật về Tổ chức chính quyền địa phương của Liên bang và Luật Tổ chức chính quyền của các Bang. Tại vùng phía Tây Malaixia có 96 chính quyền địa phương gồm Toà Thị chính thủ ctô Kuala Lumpur, hai Hội đồng thành phố là Ipoh và Johor Bahru, 14 Hội đồng thị xã và 79 Hội đổng huyện. Ngoài ra tại 2 bang Sabah và Sarawak có 47 chính quyền địa phương. Mô hình chính quyền địa phương như trên được hình thành từ năm 1963 theo quy định của ủ y ban Hoàng gia Malaixia (ủ y ban này hiện nay đã chấm dứt hoạt động). Nhìn chung, các chính quyền địa phương ở Malaixia được Chính phủ Liên bang và các Bang giao cho các trách nhiệm và quyền tự quản về các vấn đề tài chính, hành chính, cùng các chức năng khác như kiểm soát việc phát triển, lập kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, và rất nhiều chức năng cung cấp và quan lý dịch vụ tại các đô thị. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi cung cấp các dịch vụ lại tùy thuộc vào mỗi địa phương khác nhau [16, tr 245].
Về mặt cơ cấu của chính quyền địa phương: Malaixia không chủ trương khuyên khích bầu cử Hội đồng (dân cử), vì Chính phủ cho rằng các đại biểu do dân cử lhường không có kinh nghiệm hoạt động. Vì thế Chính phủ tăng cường việc bổ nhiệm - để chọn người cho phù hợp. Ở mỗi cấp chính quyền địa phương, có 1 vị Chủ tịch dứng đầu, 1 viên Thư ký giúp việc và 24 thành viên; riêng Hội đồng cấp thành phố thì do Thị trưởng đứng đầu. Tất cả các vị trí trên đều là các công chức nhà nước do Chính phủ Bang bổ nhiệm, v ề nguyên tắc,
muốn đảm nhận một vị trí trong Hội đồng địa phương nào đó, nhất định phải là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó [7, tr 33, 34].
Ngoài Hội đồng do Chính phủ bổ nhiệm, tại các chính quyền địa phương còn có các cư quan chuyên môn là các Sở như: Sử Ngăn sách, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính, Sở Tư pháp...
Qua các quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở Malaixia có thể thấy rằng Nhà nước Malaixia rất chú trọng việc phân quyền và xác lập quyền tự trị cho các địa phương. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất quyền lực từ trung ương xuống địa phương trong một nhà nước có cấu trúc liên bang như Malaixia, Hiến pháp cũng quy định cơ chế để tập trung quyền lực thông qua cơ chế bổ nhiệm công chức.