Co quan lập pháp

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 47)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.2.1. Co quan lập pháp

Theo Hiến pháp Malaixia, ở cấp độ Liên bang, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện. Thành phần của Nghị viện Malaixia bao gồm: Quốc vương, Thượng Nghị viện và Hạ nghị viện. Tuy nhiên, Quốc vương không phải là người đứng đầu Nghị viện, ông chỉ phát biểu trước Nghị viện vào đầu khóa họp thường niên của Nghị viện. Hiến pháp Malaixia quy định Liên bang Malaixia là nhà nước quân chủ lập hiến.

Thượng viện Malaixia hiện nay bao gồm 69 Nghị sĩ với nhiệm kỳ 3 nám. Trong số đó, 40 thành viên do Quốc vương chỉ định trên cơ sở xem xét những thành tích nổi bật trong các lĩnh vực nghề nghiệp hoặc là những người đại diện cho các dân tộc thiểu số, các nhóm thổ dân; 29 Nghị sĩ khác do ủ y ban lập pháp của các bang bầu ra (mỗi bang 2 thành viên, riêng lãnh thổ Liên bang Labuan chỉ có một đại diện). Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thượng nghị viện do các Thượng nghị sĩ bầu ra và là người đứng đầu Thượng nghị viện. Nhiệm vụ chủ yếu của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Thượng viện là điều khiển các kỳ họp và giải thích, đảm bảo việc thực hiện đúng quy chế của kỳ họp Thượng viện. Nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ (đối với các Thượng nghị sĩ do các bang bầu ra) là 3 năm và không được giữ cương vị quá 2 nhiệm kỳ.

Theo Điều 46 Hiến pháp Malaixia, Hạ nghị viện Malaixia gồm 180 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm, được bầu ra từ các đơn vị bầu cử trong cả nước, với sự phân bổ như sau: bán đảo Malaixia 133 người, Sarawak 27 người, Sabah 20 người. Nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là 5 năm, song, Hạ nghị viện có thể bị Quốc vương giải tán trước thời hạn khi có đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Quốc vương cũng chỉ định một thư ký Hạ nghị viện làm nhiệm vụ kiểm soát Hạ nghị viện. Theo quy định tại Điều 47 Hiến pháp

Malaixia, các Nghị sĩ của Nghị viện làm việc theo chế độ chuyên trách và bất kỳ Nghị sĩ nào cũng đều là thành viên của một tiểu ban nhất định trong cư cấu của Nghị viện.

Hiến pháp Malaixia quy định cơ cấu của Nghị viện bao gồm các bộ phận sau:

- Tiểu ban ban nhân sự: Gồm 5 thành viên theo sự phân công của Nghị viện, do Chủ tịch Hạ nghị viện làm chủ nhiệm. Cơ quan này có chức năng ủy nhiệm hoặc lựa chọn các thành viên để hình thành nên các ủ y ban khác của Nghị viện.

- Tiểu ban ngân sách: Gồm 6 thành viên, có nhiệm vụ thẩm tra việc chi tiêu ngân sách của Chính phủ và báo cáo cho Quốc hội. Cơ quan này có quyền yen cầu các cơ quan thuộc Chính phủ giải trình về vấn đề chi tiêu ngân sách.

- Tiểu ban quy ch ế Nghị viện: có nhiệm vụ xem xét và soạn ra các quy chế làm việc của Nghị viện.

- Tiểu ban dặc quyền của Nghị sĩ: Gồm một số thành viên của Nghị viện và đại diện của các đảng đối lập. Tiểu ban này có quyền xem xét và đình chỉ các đặc quyền mà Hiến pháp dành cho các Nghị sĩ (như quyền miễn trừ tư pháp) trong trường hợp cần thiết.

- Tiểu ban liai viện: Phụ trách về hành chính - quản trị của Nghị viện, xem xét và đề đạt các vấn đề liên quan đến điều kiện sinh hoạt vật chất của các Nghị sĩ.

- Ban thư kỷ Nghị viện: Đứng đầu là công chức hành chính cao cấp nhất của văn phòng Nghị viện do Quốc vương bổ nhiệm trên cơ sở sự đề nghị của Tổng thư ký công vụ Chính phủ.

Chức năng chính của Nghị viện Liên bang là làm luật và giám sát các hoại động của Chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và ngân sách. Nghị viện cũng có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, song, vai trò này chỉ thuộc về Hạ nghị viện. Để Nghị viện có thể thực hiện các chức năng của

mình một cách có hiệu quả, Hiến pháp Malaixia đã quy định các đặc quyền cho các Nghị sĩ. Trừ các điều khoản được quy định tại Điều 63 Hiến pháp Liên bang, mỗi thành viên của Nghị viện đều được quyền miễn trừ đối với bất kỳ Ihủ tục xét xử nào liên quan đến các lời phát biểu hay hoạt động (bỏ phiếu) của họ ở Nghị viện, quyền miễn trừ tương tự như vậy cũng được giành cho nhữnơ người hành động theo sự ủy quyền của Nghị viện, tuy nhiên, những điều các Nghị sĩ nói và làm ngoài khuôn khổ Nghị viện lại là vấn đề hoàn toàn khác và họ phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hoạt động này. Các thủ tục hoạt động của Nghị viện cũng là các đặc quyền của Nghị viện bởi lẽ Hiến pháp cho phép Nghị viện tự đặt ra các trình tự lập pháp của mình.

Ngoài một số ít các quy định của Hiến pháp về thủ tục lập pháp mà Nghị viện phải tuân theo, mỗi Viện có quyền ra các quy định về các thủ tục hoạt động ở Viện đó và mỗi Viện có quyền tuyệt đối về thủ tục hoạt động của Viện mình. Giá trị pháp lí của những thủ tục này sẽ không thể bị xem xét ở Tòa án nào, mõi Viện có quyền trừng phạt thành viên của viện mình nếu họ vi phạm các quy định của Viện hoặc không tuân thủ nhũng quy định chung của Nghị viện. Trong quá trình lập pháp của Nghị viện Malaixia, vai trò chính thuộc về Hạ nghị viện. Bất kỳ một dự luật nào cũng phải được trình lên Hạ nghị viện. Thượng nghị viện không có quyền phủ quyết đối với các dự thảo luật mà chỉ có thể trì hoãn việc thông qua dự luật trong một thời gian nhất định. Do vậy, có thể nói chức năng chính của Thượng viện là kiểm tra, giám sát quá trình lập pháp của Hạ nghị viện với mục tiêu là đảm bảo tính hợp hiến của quá trình này. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò của Thượng nghị viện, bởi lẽ, nếu như trong quá trình soạn thảo một dự luật hay một kế hoạch nào đó của quốc gia, Hạ nghị viện thường chỉ chú ý đến lợi ích của toàn Liên bang, thì Thượng nghị viện (do cơ cấu thành phẩn của mình) lại chú ý đến lợi ích của từng bang và từng vùng lãnh thổ. Điều này cho phép có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích lừng vùng, từng địa phương với lợi ích chung của toàn

Liên bang và điều này là cực kỳ quan trọng trong điều kiện một quốc gia có cấu trúc liên bang như Malaixia.

Là một nhà nước liên bang, Hiến pháp Malaixia có những quy định cụ thể về quyền lập pháp giữa cấp Liên bang và cấp bang.Theo đó, quyền hạn của cơ quan lập pháp Liên bang bao trùm các lĩnh vực quốc phòng, đối ngoại, an ninh, quyền công dân, luật dân sự và hình sự, tài chính,thương mại và công nghiệp, tàu biển, liên lạc, y tế và lao động. Các quyền hạn chính của cơ quan lập pháp bang bao gồm các quy định về nông nghiệp, thuỷ sản, rừng, đất đai và các công việc liên quan tới chính quyền địa phương, liên quan đến đạo Hổi. Để có sự Ihống nhất về luật pháp trong toàn liên bang, Hiến pháp Malaixia quy định luật của liên bang có hiệu lực cao hơn luật của các bang.

2.2.2. C ơ quan hành pháp:

Theo Điều 39 Hiến pháp Malaixia, quyền hành pháp được trao cho Quốc vương và về danh nghĩa Quốc vương là người đứng đầu hệ thống hành pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu.

- v ề cácli tliức hình thành vị trí Quốc vương: Quốc vương Malaixia không theo chế độ thế tập như thường thấy ở các nền quíln chủ lập hiến khác,

mà lại do bầu cử. Sở dĩ như vậy là vì Malaixia là nhà nước liên bang, mà 9 bang trong số 13 bang hựp thành Liên bang vốn là các tiểu vương quốc độc lập cũ do các tiểu vương người Melayu bản địa trị vì, khi nhà nước liên bang thành lập, một vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm vua chung của cả Liên bang trong số 9 vị quốc vương (mà vị nào cũng cho rằng mình xứng đáng hơn cả). Chính vì vậy, một phương án thoả hiệp đã được Hiến pháp ghi nhận đó là các vị tiểu vương sẽ thay nhau luân phiên trị vì đất nước trên cơ sở một nhiệm kỳ 5 năm thông qua bầu cử.

Hiến pháp Malaixia quy định nhà Vua là 1 trong 9 tiểu vương của 9 Bang Hồi giáo đắc cử trong kỳ bầu cử tại Hội nghị các tiểu vương. Nhà Vua sẽ

ở ngôi trong một nhiệm kỳ là 5 năm trừ trường tự từ chức hay bị Hội nghị các tiểu vương cách chức do tội phản quốc. Theo quy định của Hiến pháp, Liên bang Malaixia bao gồm 13 bang, song chỉ có 9 bang Hồi giáo do các Tiểu vương (Sultan) theo chế độ thế tập đứng đầu là các Bang: Perils, Kedah, Perak, Selangor, Negeri Sembilan, Johor, Pahang, Terengganu và Kelantan) mới được quyền bầu Quốc vương, đây cũng chính là 9 vương quốc Hồi giáo trước đây (tất cả đều nằm ở bán đảo Malacca). Các Bang còn lại là Pinang, Malacca, Sabah và Sarawak do các Thống đốc đứng đầu là các Bang mới sát nhập vào Liên bang sau này nên không có quyền bầu Vua.

- vị trí plúip lý và vị trí thực t ế của Quốc vương Maỉaixia: Theo quy định tại Điều 32 phần 4 Hiến pháp Malaixia, Quốc vương là người trị vì tối cao ử Malaixia. Quốc vương có địa vị pháp lý cao hơn tất cả các công dân khác của Liên bang và được quyền miễn trừ tư pháp ở bất kì quá trình tố tụng nào. Quốc vương là đại diện cho nhà nước trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại và cũng là đại diện cho mọi thần dân trong toàn Liên bang. Tuy nhiên, cũng giống như các chính thể quân chủ lập đại nghị khác, ở Malaixia, quyền lực của Quốc vương chí mang tính tượng trưng, còn quyền lực thực tế thì do Chính phủ thực hiện. Quốc vương trong mọi trường hợp - như Hiến pháp quy định - phải hành động theo sự “cố vấn” của Chính phủ Liên bang. Có thể thấy sự ảnh hưởng của hình thức chính thể Anh quốc đối với chính thể Malaixia là rất đậm nét Chính vì vậy, vai trò của Quốc vương Malaixia là sự mô phỏng vai trò của Nữ hoàng Anh quốc. Quốc vương Malaixia cũng là người “trị vì nhưng không cai trị” .

- Thẩm quyền của Quốc vương Malaixia: Với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, thẩm quyền của Quốc vương Malaixia thể hiện trên tất cả các lĩnh vực lập pluip, hành pháp, tư pháp. Trong lĩnh vực lập pháp, thẩm quyền của Quốc vương Malaixia rất hạn chế. Quốc vương thực chất chỉ là người “đóng dấu” cuối cùng biến một dự luật của Nghị viện thành một đạo luật và thậm chí

nếu Quốc vương không chấp nhận thì dự luật của Quốc hội vẫn có thể trở Ihành luật thông qua một thủ tục đặc biệt. Hiến pháp Malaixia quy định Quốc vương có quyền chỉ định một số lượng nhất định các thành viên của Thượng viện, song, thực chất sự bổ nhiệm này cũng phải có sự “cố vấn” của một Hội đồng bổ nhiệm, hơn thế nữa, quyền lực của các Thượng nghị sĩ (những người mà Quốc vương có quyền bổ nhiệm) trong lĩnh vực lập pháp cũng rất hạn chế so với quyền lực của các Hạ nghị sĩ tại Hạ nghị viện. Trong khi đó Nghị viện Malaixia lại được Hiến pháp cho phép quy định danh sách các hoạt động thông thường của Quốc vương (Điều 35 Hiến pháp).

Trong lĩnh vực hành pháp, mặc dù Hiến pháp quy định Quốc vương nắm quyền hành pháp (Điều 39 Hiến pháp), song, trên thực tế, Quốc vương luôn phai hoạt động theo “lời khuyên” của Chính phủ hoặc của một Bộ trưởng được Chính phủ ủy quyền, trừ một số ngoại lệ nhất định. Theo quy định của Hiến pháp Malaixia, Quốc vương là tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Liên bang Malaixia, vì vậy Quốc vương có quyền ra lệnh ân xá, giảm án và hoãn thi hành án đối với các tội bị xét xử lại các Tòa án binh.

Theo Hiến pháp Malaixia, Quốc vương cũng là người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo. Trong bản tuyên thệ nhậm chức ông phải cam kết mãi mãi bảo vệ đạo Hồi. Với tư cách là người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo, Quốc vương cũng có quyền ân xá, giảm tội, hoãn thi hành án đối với các tội bị xét xử tại các Tòa án Hồi giáo.

Thực chất mà xét, vai trò chính trị của Nguyên thủ quốc gia - Quốc vương Malaixia chủ yếu mang tính hình thức, giống như địa vị của nữ hoàng Anh, Quốc vương Malaixia chỉ “trị vì mà không cai trị”. Tuy nhiên, do là lãnh tụ của Hồi giáo - quốc đạo của Malaixia, nên trên thực tế, Quốc vương cũng có quyền lực nhất định và cũng có thể tác động ở một mức độ nhất định đến đời sống chính trị của đất nước chứ không hoàn toàn chỉ đảm nhiệm những công việc thuần túy nghi thức như Nữ Hoàng Anh quốc.

Nhu' vậy, ở Malaixia, về thực chất, quyền hành pháp thuộc về Thủ iướng và Chính phủ. Cũng giống như ử các chính thể quân chủ lập hiến khác, Hiến pháp Malaixia quy định Quốc vương - nguyên thủ quốc gia - có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở thành phàn Nghị viện. Tuy nhiên, Quốc vương không thể bổ nhiệm ai khác ngoài lãnh tụ của đảng chiếm đa số trong thành phần Hạ viện. Vì vậy, khi không giành được sự ủng hộ của đa số Hạ nghị sĩ, Thủ tướng Chính phủ sẽ từ chức hoặc yêu cầu Quốc vương giải tán Hạ nghị viện. Nghị viện Malaixia được thành lạp dựa trên cơ sở bầu cử theo liên danh đang phái, do vậy, với tư cách là người lãnh đạo đảng chiếm đa số trong Hạ nghị viện, Thủ tướng Chính phủ là đại diện quan trọng nhất được bầu lên qua tuyển cử trong hệ thống chính trị Malaixia. Chính vì vậy, có thể nói, Thủ tướng Chính phủ là nhân vật chính trị quan trọng nhất ở Malaixia.

Theo Hiến pháp Malaixia Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và một số quan chức có hàm Bộ trưởng. Các thứ trưởng và thư ký Nghị viện không phải là thành viên của Chính phủ, song, họ phải là thành viên của Nghị viện và thường cũng là thành viên của đảng cầm quyền.

Chức năng chính của Thủ tướng Chính phủ là lãnh đạo Chính phủ, phối hợp và điều phối hoạt động của các bộ. Thủ tướng cũng lư vấn cho Quốc vương trong việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án tối cao, các thành viên của Hội đồng bầu cử và các chức vụ cao cấp khác trong nền công vụ. Vị trí của Phó Thủ tướng cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Phó Thủ tướng phải là người giành được lòng tin của Chính phủ, thường là người thuộc đang cầm quyền và là người nắm quyền Thủ tướng trong trường hợp Thủ tướng vắng mặt khỏi chức vụ của ông ta.

Hiện nay, Malaixia có 23 bộ, mỗi bộ do một Bộ trưởng đứng đầu. Ngoài ra còn có một số Bộ trương không Bộ nằm trong văn phòng Thủ tướng (Bộ trương không bộ là thành viên của Nội các đo Thủ tướng bổ nhiệm phụ trách mội lĩnh vực nhất định không cần thiết phải hình thành cơ cấu cấp Bộ -

chẳng hạn, Bộ trưởng không Bộ phụ trách các vấn đề Tôn giáo...) Người đứng đầu về mặt hành chính của bộ là tổng thư ký bộ - một công chức thuần túy chuyên môn. Dưới mỗi bộ có các cục, các cơ quan lâm thời và các doanh nghiệp công. Phạm vi hoạt động của các bộ rất khác nhau tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của nó. Chức năng chính cửa một bộ là xây dựng, hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý của bộ mình.

Là một quốc gia có cấu trúc Liên bang, nên theo quy định của Hiến pháp, bộ máy hành pháp Malaixia được chia thành 3 cấp độ: cấp Liên bang, cấp bang, cấp địa phương, ở mỗi cấp có hai nhóm làm việc, nhóm giữ các vị trí quản lý hành chính và nhóm giữ các vị trí phục vụ dịch vụ công cộng. Bộ

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)