N guồn: World Development Report 2001, tr 174.
2.3. IỈỘ máy Nhà nước Cộng hòa Philippin:
Lịch sử lập hiến và Hiến pháp của Philippin hiện nay có rất nhiều điều đáng nói. Tại khu vực Đông Nam Á, Philippin là quốc gia thực thi tư tưởng lập hiến llico mô hình tư sản sớm nhất. Cho đến nay, lịch sử lập hiến Philippin đã ghi nhận sự ra đời của 16 bán Hiến pháp (một con số rất đáng khâm phục, đặc biệt là trong điều kiện một nước thuộc địa như ở Philippin trước đây). Nghị viện Philippin đã có lịch sử tồn tại gần 100 năm (được tổ chức theo mô hình nghị viện Anh-Mỹ) và là CƯ quan lập pháp có bề dày kinh nghiệm nhất trong klui vực. Philippin cũng là nước có hệ thông pháp luật hoàn chỉnh nhất so với các quốc gia trong khối ASEAN. (Tuy nhiên, ở Philippin, thực tế cho thấy, các thành quả lập pháp thường không dược thực thi đúng và đầy đủ đúng như sự ghi nhận bằng văn bản. Lý do chính ở đây là các tcìng lớp cầm quyền Philippin rất “khéo léo và khôn ngoan” trong việc giải thích và vận dụng pháp luật theo lợi ích của riêng họ. Khi cần, họ biết cách thỏa hiệp và nhượng bộ lẫn nhau, điều này cũng dễ thực hiện do chỗ họ đều thuộc về tầng lớp đại địa chủ và các nhà tư sản).
Bản Hiến pháp hiện hành của Philippin - Hiến pháp 1987 ra đời sau cuộc cách mạng “Quyền lực nhân dân” ngày 25/2/1986. Hiến pháp này là văn bản chính trị - pháp lý ghi nhận sự thắng lợi của các lực lượng lật đổ chế độ độc tài gia đình trị của Marcos. Ngày 25/2/1986, Aquino ra tuyên bố số 3 về việc soạn thao bản Hiến pháp mới nhằm khôi phục lại nền dân chủ tư sản trước đó (đã bị huỷ bỏ thời Marcos). Sau một thời gian soạn thảo rất ngắn,
Hiến pháp mới đã được Quốc hội phê chuẩn và có hiệu lực ngay từ tháng 2/1987. Hiến pháp Philippin 1987 có 18 chương, 228 điều, thực chất là sự kế thừa bủn Hiến pháp năm 1935 có bổ sung thêm một số điều mới cho phù hợp với lình hình thực lố của Philippin ngày nay như các chế định về các vùng tự trị, bảo vệ môi trường, cải cách ruộng đất... Bản Hiến pháp này cũng dành một phần quan trọng để quy định về việc tổ chức bộ máy nhà nước của Philippin.
Chịu ảnh hưởng nặng nề của Mỹ - quốc gia từng chiếm đóng Philippin trong hơn một thế kỷ - Hiến pháp Philippin quy định hình thức chính thể của quốc gia là chính thổ cộng hòa Tổng thống (tương tự nước Mỹ). Cũng giống như các chính thể cộng hòa Tổng thống khác, Bộ máy Nhà nước Philippin áp dụng triệt để (trên văn bản) nguyên tắc tam quyền phân lập, theo đó quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là độc lập với nhau và hoạt động theo cơ chế “kìm chế, dối trọng” .