N guồn: World Development Report 2001, tr 174.
2.1.3. Cơ quan tư pháp:
Theo quy định của Hiến pháp Inđônêxia, quyền tư pháp thuộc về Tòa án Tối cao (có tài liệu dịch là Tối cao pháp viện) và các Tòa án khác theo luật định (Điều 24 Hiến pháp).
Theo “Luật cơ bản về quyền lực tư pháp” của Inđônêxia, thì thành phần của Tòa án tối cao bao gồm Chánh án, 4 Thẩm phán và một Thư ký, tất cả thành viên Tòa án tối cao đều do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở tham khảo ý kiến của MPR (Điều 12 Hiến pháp). Trực thuộc Tòa án tối cao còn có V iện Công tố do Tổng Chưởng lý đứng đầu, chức danh này cũng do Tổng thống bổ nhiệm.
Theo quy định của Hiến pháp và Luật cơ bản về quyền lực tư pháp, Tòa án tối cao có thẩm quyền giám sát các hoạt động của tất cả các Tòa án trong nước. Với tư cách là cấp xét xử cuối cùng, Tòa án tối cao có quyền xem xét lại những bản án đã xét xử, nhũng quyết định đã thông qua của các Tòa án cấp dưới trong trường hợp có kháng án của đương sự hoặc khi Tòa án tối cao xét thấy cần thiết (Điều 28 Luật cơ bản...)- Ngoài chức năng xét xử và giám đốc việc xét xử của các Tòa án cấp dưới, Tòa án tối cao còn có chức năng tư vấn và giải thích cho cơ quan hành pháp những vấn đề liên quan đến Hiến pháp và pháp luật. Trong vai trò này, (về mặt nguycn tắc), Tòa án tối cao có thể đưa ra những kết luận về những vấn đề có liên quan đến Hiến pháp và pháp luật, những kết luận này có tính chất pháp lý như luật bắt buộc Tổng ihống phải tuân theo. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nhấn mạnh ở trên, quy định này trên thực tế hoàn toàn mang tính hình thức, bởi lẽ các thành viên của Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm nên họ không thể “giải thích” điều gì gây bất lợi cho Tổng thống, đặc biệt là trong bối cảnh nhiệm kỳ của Tổng thống được kéo dài “vô hạn” như dưới thời kỳ “trật lự mới”.
Theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật có liên quan, hệ thống cơ quan Tòa án của Inđônêxia hiện nay được chia thành 4 nhóm là: Tòa án có thẩm quyền chung, Tòa án quân sự, Tòa án tôn giáo và Tòa án hành chính.
Hệ thống Tòa án có thẩm quyền chung ở Inđônêxia không được chia thành Tòa Hình sự hay Tòa dân sự như Việt Nam mà xét xử chung cả hai loại án này. Hệ lliống Tòa án có thẩm quyền chung ở Inđônêxia được tổ chức
xuống tận địa phương cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, tùy thuộc địa bàn (nông thôn hay thành thị) mà việc tổ chức này lại có sự khác biệt nhất định, ở các thành phố lớn như Jakarta, Banda Acer, Surabaya, Jayapura... đều có Tòa án cao cấp mà nhiệm vụ của nó là xét xử những vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc có liên quan đến an ninh quốc gia. Ngoài ra, những tòa án này còn có chức năng xem xét những khiếu nại đối với những bản án và quyết định của các Tòa án địa phương cấp huyện. Ở các địa phương cấp huyện đều có Tòa án thẩm quyền chung để xét xử các vụ án hình sự và dân sự . Cơ cấu của các Tòa án cao cấp và các Tòa án cấp huyện cũng bao gồm Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán và Thư ký Tòa. Các chức danh này đều do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm trên cơ sở sự ủy quyền của Tổng thống.
Ngoài hệ ihống tòa án có thẩm quyền chung, Inđônêxia còn có 3 loại tòa án khác là:
- Tòa án Tôn giáo: thuộc CƯ cấu của Bộ Tôn giáo, có chức năng xét xử các vụ án liên quan đến vấn đề tôn giáo.
- Tòa án quân sự: do Tổng thống thành lập, có chức năng giải quyết các vụ án liên quan đến nhân viên các lực lượng vũ trang hoặc các vụ án liên quan đến bí mật quốc gia.
- Tòa án hành chính: thuộc Văn phòng Chính phủ, có thẩm quyền xét xử các vụ việc về hành chính.
Một trong những điểm độc đáo trong cách thức tổ chức Bộ máy Nhà nước Inđônêxia là ngoài các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và thiết chế Nguyên thủ quốc gia, Hiến pháp còn thiết lập thêm hai cơ quan khác không nằm trong các cơ quan trên là: Hội đồng tư vấn tối cao (DPR) và ủ y ban thẩm định quốc gia (BPK).
- H ội đổng tư vân tối cao: Theo quy định tại Chương 16 - Hiến pháp 1945 và Sắc luật số 4 (1998), Hội đồng tư vấn tối cao có chức năng trả lời các câu hỏi của Tổng thống liên quan đến các vấn đề của quốc gia trên các lĩnh
vực kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội và quân sự. Hội đồng cũng có quyền đưa ra các khuyến nghị về bất kỳ vấn đề nào có tầm quan trọng liên quan đến “quốc gia đại sự”.
Thành viên của Hội đồng là những người có những thành tích nổi bật trong các lĩnh vực của đất nước do Quốc hội tiến cử và Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Cơ cấu của Hội đồng gồm 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch và 45 thành viên, chia ra thành các ủy ban:
+ ủ y ban chính trị.
+ ủ y ban kinh tế, tài chính và công nghiệp. + ủ y ban phúc lợi, xã hội.
+ ủ y ban an ninh quốc gia.
- ủ y ban thẩm định quốc gia: Theo quy định tại Điều 25 Hiến pháp
1945, ủ y ban thẩm định quốc gia là một cơ quan độc lập trong Bộ máy Nhà nước Inđônêxia. Nó có chức năng chính là thẩm tra các hoạt động tài chính của Chính phủ. Các kết quả Ihẩm định sẽ được trình lên Quốc hội - cơ quan thông qua ngân sách.
Nhìn chung, mặc dù được quy định cụ thể trong Hiến pháp, song vai trò thực tế của hai cơ quan nói trên là hết sức hạn chế. Trong thời kỳ Suharto, thiết chế này gần như không hoạt động; điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ, người ta không thể “tư vấn” hay “thẩm định” đối với những hoạt động của một vị Tổng thống mà quyền lực trong tay là vô hạn.