Cơ quan hành pháp:

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 31)

N guồn: World Development Report 2001, tr 174.

2.1.2. Cơ quan hành pháp:

Là quốc gia thuộc loại hình chính thể cộng hòa Tổng thống, nên ở Inđônêxia, quyền hành pháp nằm trong tay Tổng thống, vị trí của Tổng thống có một ý nghĩa hết sức dặc biệt.

v ề vị trí pháp lý: Tổng thống Inđônêxia vừa là người đứng đầu nhà nước - nguyên thủ quốc gia - đại diện cho đất nước trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại - vừa là người đứng đầu Chính phủ, nắm trong tay quyền hành pháp tối cao. Ngoài ra, với vị trí dặc biệt của mình, Tổng thống Inđônêxia còn được Hiến pháp trao cho những quyền hạn to lớn trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp. Tổng thống đồng thời là Tổng tư lệnh quân đội, thống lĩnh toàn bộ các lực lượng vũ trang của quốc gia.

Về cách thức báu cử Tổng thống: theo quy định của Hiến pháp Inđônêxia hiện hành, Tổng thống Inđônêxia phải là công dân Inđônêxia hội đủ các tiêu chuẩn do luật định, được Hội nghị hiệp thương nhân dân (MPR) bầu ra với đa số phiếu tương đối (Điều 6 Hiến pháp). Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống Inđônêxia là 5 năm, khi hết nhiệm kỳ có thể được bầu lại. Hiến pháp 1945 không quy định số nhiệm kỳ tối đa mà một Tổng thống có thể được đảm nhiệm. Chính vì vậy, để tránh tình trạng kéo dài một cách quá đáng nhiệm kỳ của một Tổng thống, dẫn tới chế độ chuyên chế, độc tài, gia đình trị như dưới Ihời Suharto, trong kỳ họp đặc biệt hổi tháng 11/1998, MPR đã thông qua nghị quyết về việc hạn chế nhiệm kỳ của Tổng Ihống và Phó Tổng thống. Theo đó, Tổng thống Inđônêxia chỉ dược đảm nhiệm cương vị không quá hai nhiệm kỳ. Để đảm bảo tính liên tục của quyền lực Tổng thống, Hiến pháp Inđônêxia cũng trù liệu: trong trường hợp Tổng thống bị chết, từ bỏ chức vụ hoặc không thể đảm đương chức vụ của mình Irước khi kết thúc nhiệm kỳ thì Phó Tổng thống sẽ được MPR ủy nhiệm đảm nhận cương vị này (Điều 8 Hiến pháp). Khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống và Phó Tổng thống Inđônêxia phải thề trước MPR hoặc Quốc hội. Trong mối liên hệ với MPR (về mặt nguyên tắc - Iheo quy định của Hiến pháp) Tổng thống là người được MPR bầu ra, hoạt động theo “phương hướng quốc gia” do MPR đề ra và phải chịu trách nhiệm trước MPR về hoạt động của Chính phủ. Phó Tổng thống giúp đỡ Tổng thống điều hành Chính phủ (Điều 9 Hiến pháp). Có thể thấy quy

định này thể hiện tính đặc thù trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của Inđônêxia so với các nước thuộc loại hình chính thể cộng hoà Tổng thống khác trên thế giới (thông thường, ở các nước có hình thức chính thể cộng hoà Tổng thống, Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra và không phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nào).

Về thẩm quyền của Tổng thống: như trên đã nói, với tư cách là Nguyên thủ quốc gia, đổng thời là người đứng đầu Chính phủ, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang, lại được Hiến pháp trao cho quyền hạn rộng lớn Irong lĩnh vực hành pháp và tư pháp nên trên thực tế quyền lực của Tổng thống Inđônêxia bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị đất nước.

Hiến pháp Inđônêxia quy định Tổng thống là người điều hành đất nước (Điều 4 Hiến pháp). Tổng thống có quyền ban hành các đạo luật và phê duyệt những quyết định của Chính phủ trước khi chúng được thi hành (Điều 5 Hiến pháp). Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở trong nước (Điều 12 Hiến pháp) và với sự nhất trí của Quốc hội Tổng thống có quyền tuyên chiến hay ký kết các điều ước hoà bình hay các hiệp ước trong mọi lĩnh vực với các quốc gia khác. Hiến pháp cũng xác định rõ Tổng thống là Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang; có quyền bổ nhiệm các đại sứ và lãnh sự của đất nước ử nước ngoài; có quyền ân xá; giảm án; phục hồi danh dự cho những công dân bị kết án; Tổng thống cũng có quyền phong chức,tặng thưởng huân, huy chương các loại cho các quan chức dàn s ự và quân sự (Điều 10, 13, 14, 15 Hiến pháp). Trên CƯ sở sự cố vấn của Hội đổng bổ nhiệm các chức danh tư pháp của quốc gia (do Quốc hội thành lập nên), Tổng thống bổ nhiệm các thẩm phán và công tố viên cho toàn bộ hệ thống tư pháp (Đicu 16 Hiến pháp). Tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm Thống đốc các tỉnh theo sự cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ trên CƯ sở danh sách các ứng cử viên do cơ quan lập pháp các tỉnh bầu ra, các Thống đốc chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Tổng thống (Điều 22 Hiến pháp).

Như vậy, có thể thấy rằng Hiến pháp Inđônêxia đã trao cho Tổng thống những quyền hạn vô cùng rộng lớn. Tuy nhiên, vượt ra ngoài những quy định của Hiến pháp; trên thực tế, quyền lực của Tổng thống Incĩônêxia còn lớn hơn rất nhiều. Trong lĩnh vực lập pháp, Tổng thống không những tác động mạnh mẽ vào quá trình làm luật bằng quyền phủ quyết các dự luật do Quốc hội chuyển sang, hơn thế nữa, ông còn có quyền bổ nhiệm 1/3 thành phần của MPR, trên 20% thành viên của Quốc hội và là người phê chuẩn toàn bộ thành phần của hai C Ư quan này sau các kỳ báu cử (thực tế cho thấy, dưới thời Suharto, khi không “đồng ý” với thành phần Quốc hội thì Tổng thống có quyền thay đổi một số lượng nghị sĩ nhất định). Thêm vào đó, do việc Tổng thống có quá nhiều quyền hạn trong việc bổ nhiệm các quan chức trong toàn bộ bộ máy nhà nước - thậm chí cá việc bổ nhiệm một số lượng nhất định các nghị sĩ - nên dĩ nhiên ông ta không bao giờ bổ nhiệm những người có thể đe dọa quyền lực của mình. Chính vì thế, vai trò của Tổng thống Inđônêxia (trước thời điểm tháng 11/1998) chẳng khác gì một vị quân vương trong chế độ quân chủ chuyên chế, và kết quả là hàng mấy thập kỷ qua, Inđônêxia đã bị cai trị bởi một chế độ độc tài - gia đình trị. Tuy nhiên, kể từ năm 1998, sau khi chế độ độc lài Suharlo sụp đổ, cùng với quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị của đất nước, mặc dù chưa sửa đổi Hiến pháp, song Quốc hội và MPR Inđônêxia đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng có tính chất hạn chế bớt quyền lực quyền và xu thế độc tài hóa của các vị Tổng thống (chẳng hạn việc giới hạn nhiệm kỳ của Tổng thống như đã đề cập hay việc quy định Tổng thống không được bổ nhiệm những thành viên của gia đình mình vào các cơ cấu Chính phủ, khi bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước phải có sự thỏa thuận của Quốc hội và việc bổ nhiệm chỉ được chấp nhận trên cơ sở sự thỏa thuận giữa Tổng thống và Quốc hội..

Cũng giống như phần lớn các quốc gia thuộc loại hình chính thể cộng hòa Tổng thống khác, Inđônêxia không có nội các hay Chính phủ như ở các

chính thể đại nghị. Tổng thống Inđônêxia là người đứng đầu nhà nước và đứng đầu ngành hành pháp, Chính phủ thực ra chỉ là một bộ máy giúp việc cho Tổng thống mà thôi.

Theo Hiến pháp, Tổng thống do Hội nghị Hiệp thương nhân dân (MPR) bầu nên ihco nhiệm kỳ 5 năm và phải chịu trách nhiệm trước Hội nghị. Tuy nhiên, vì MPR là một thiết chế không hoạt động thường xuyên và thành phần của nó bị Tổng thống thao túng (chúng tôi đã đề cập ở các phần trên), nên chế độ chịu trách nhiệm của Tổng Ihống trước Hội nghị phần nhiều mang tính hình thức. Chính vì vậy, thực tế cho thấy Tổng Ihống Inđônêxia chỉ điều hành hoạt động của ngành hành pháp bằng các “sắc lệnh mới” (có giá trị pháp lý như luật) do chính Tổng thống ban hành. Điều 22 Hiến pháp Inđônêxia cũng quy định rõ “Tổng thống Inđônêxia có quyền ban hành sắc lệnh thay thế cho các đạo luật và đưa ra các quy định cần thiết để thực thi các sắc lệnh ấy”. Điều 5 Hiến pháp cũng quy định các đạo luật do Tổng thống ban hành phải được sự phê chuẩn của Quốc hội mới có hiệu lực, tuy nhiên, trong thời kỳ “trật tự mới” (trước 1998), Quốc hội với thành phần toàn là những người “thân quen” với Tổng thống hoặc do Tổng thống bổ nhiệm dù muốn hay không cũng phải thông qua các dự luật cửa Tổng thống.

Với tư cách là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm các thành viên Chính phủ và kiểm soát các hoạt động của Chính phủ. Các Bộ trưởng phụ trách các Bộ do Tổng thống bổ nhiệm sẽ giúp Tổng thống trong việc thực thi nhiệm vụ của mình (Điều 17 Hiến pháp). Tuy nhiên, khác với các quốc gia theo chế độ đại nghị, nơi mà các Bộ trưởng là các chính khách và đại diện cho đảng chính trị thắng cử hoặc có một lượng ghế nhất định trong nghị viện tham gia vào Chính phủ, phải chịu trách nhiệm trước nghị viện; các Be) trưởng trong Nội các ở Inđônêxia chỉ là những trợ lý cho Tổng thống do Tổng thống bổ nhiệm và chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống.

Tổng thống Inđônêxia và các thành viên Nội các không chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Số lượng thành viên trong Chính phủ Inđônêxia không cố định. Các bộ, ngành cụ thể được thành lập hay giải thể tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi thời kỳ phát triển của đất nước. Kể từ năm 1987, ngoài chức Bộ Irưởng phụ trách mỗi Bộ cụ thể, trong Chính phủ Inđônêxia còn có chức danh Bộ trưởng Điều phối (có tài liệu dịch là Bộ trưởng phối thuộc), mà vai trò và nhiệm vụ tương tự như một Phó Thủ tướng trong Chính phủ Việt Nam. Các cơ quan này có số lượng nhân viên không nhiều và không trực tiếp cung cấp dịch vụ và quản lý theo ngành dọc, mà chỉ tập trung vào việc giám sát và điều phối các hoạt động của Chính phủ theo các nhóm lĩnh vực. Chẳng hạn, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề chính trị (thường do người của quân đội nắm) được giao kiểm soát và phối hợp hoạt động của các Bộ Ngoại giao, Nội vụ, An ninh, Quốc phòng, Tư pháp và Bộ Thông tin; Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế, tài chính và công nghiệp thì phụ trách và phối hợp hoạt động của 16 Bộ, trong đó có Bộ Công nghiệp và năng lượng, Bộ tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp..., Bộ Irưởng Điều phối các vấn đề xã hội thì đảm nhận việc phối hợp hoạt động của các Bộ như: Bộ Y tế, Bộ Giáo đục, Bộ Văn hoá, Bộ Lao động và di cư... Hiện nay, do công việc quản lý ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, nên bên cạnh các Bộ trưởng phụ trách các bộ cụ thể, các Bộ trưởng Điều phối phụ trách từng lĩnh vực như đã nói trên, Chính phủ Inđônêxia còn thiết lập thêm chức danh Bộ trưởng Nhà nước có vai trò như Bộ trưởng không Bộ (Quốc vụ khanh), phụ trách những lĩnh vực cần sự chỉ dạo, quản lý của Chính phủ nhưng chưa đến mức phải thành lập một cơ cấu cấp bộ. Chẳng hạn Bộ trưởng Nhà nước phụ trách Cải cách hành chính, Dân số, Nhà ở cho nhân dân, Văn phòng Nội các, Vai trò của phụ nữ, Thanh niên và thể thao... Ngoài ra còn hàng loạt các Tổng cục hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Các Tổng cục này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trực tiếp với Tổng thống.

Hiện nay cơ cấu thành phần Nội các - Chính phủ Inđônêxia như sau: - Các Bộ trưởng phụ trách Bộ (Ministers with Portfolios).

- Các Bộ trưởng Điều phối (Coordinating Ministers). - Các Bộ trưởng Nhà nước (Minster of State).

- Các Thứ trưởng còn gọi là Bộ trưởng trẻ (Junior Ministers).

- Và 3 quan chức cao cấp là: Tổng tư lệnh quân đội, Tổng Chưởng lý và Thống đốc Ngân hàng Trung ương [11, tr 46].

Cơ cấu và lổ chức của các Bộ trong Chính phủ Inđônêxia đều thống nhất theo quy định tại sắc lệnh số 44 năm 1998 của Tổng thống, theo đó mỗi Bộ trong Chính phủ đều bao gồm 4 bộ phận:

- Ban lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng phụ trách, các Thứ trưởng - “Bộ trưởng trẻ” giúp việc.

- Các công việc hành chính (administrative services) do Tổng thư ký Bộ phụ trách.

- Các vụ chức năng (operationnal services) mỗi vụ do một Tổng vụ trưởng phụ trách.

- Ban thanh tra do Tổng thanh tra Bộ phụ trách.

Hiện nay, nhằm đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, cơ cấu cấp bộ của Inđônêxia đã được bổ sung thêm thành phần thứ 5 là Vụ nghiên cứu và phát triển bộ do một Tổng vụ trưởng phụ trách.

Tất cả các quan chức trên đều do Tổng thống bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành nhiệm vụ, họ chịu trách nhiệm và báo cáo trực tiếp Bộ trương.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy nhà nước ASEAN theo các bản hiến pháp hiện hành (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)