N guồn: World Development Report 2001, tr 174.
2.1.5. Những kết luận về bộ máy nhà nước Inđônêxia:
Inđônêxia là một quốc gia thuộc loại hình chính thể cộng hòa Tổng thống, nhưng trong tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước có nhiều đặc điểm khác biệt so với các quốc gia thuộc loại hình chính thể này. Người đứng dầu Nhà nước - Tổng thống ỉnđônêxia không do nhân dân trực tiếp bầu nên ihông qua mộl cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng mà (thực chất) là do sự dấu tranh và thỏa hiệp lẫn nhau giữa các thế lực chính trị chủ yếu trong xã hội mà hình thành nên (chính trường ỉnđônêxia luôn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh, tranh giành quyền lực khốc liệt chủ yếu là giữa các thế lực quân đội, các phe
phái Hồi giáo, giai cấp tư sản cùng tầng lớp tiểu tư sản và các phần tử Maoist). Theo Hiến pháp Inđônêxia, việc bầu cử Tổng thống do Hội nghị Hiệp thương nhân dân (MPR) tiến hành thông qua một “nghi thức trang trọng, dân chủ và công bằng” ; tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát và ihực tế nền chính trị Inđônêxia suốt mấy mươi năm qua đã cho thấy, việc bầu cử Tổng thống Inđônêxia khôn? thể diễn ra công bằng và dân chủ bởi vì ngay trong thành phần của MPR - cơ quan có thẩm quyền báu ra Tổng thống đã không có sự công bằng và dân chủ (MPR có tổng cộng là 700 đại biểu thì có 200 người do Tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở đại diện các giới nghề nghiệp và các nhóm chức năng, ngoài ra, trong số 500 đại biểu MPR thuộc thành phần Quốc hội thì cũng có 75 người là đại diện cho lực lượng quân đội cũng do Tổng thống bổ nhiệm - trước năm 1997, Tổng thống bổ nhiệm 100 người từ lực lượng quân đội). Do cách thức bầu cử Tổng thống như vậy, cộng với “chủ nghĩa tư bản thân quen” và sự câu kếl với các thế lực quân phiệt ncn trên thực tế, dù không được nhân dân trực tiếp bầu ra, nhưng quyền lực của Tổng thống Inđônêxia là cực kỳ to lớn so với những quyền lực được Hiến pháp trao cho (vốn đã rất lớn). Chính vì vậy, có thể nói, vai trò của Tổng thống Inđônêxia, đặc biệt là trong thời kỳ Suharto (Irước 1997) chảng khác gì vai trò của một vị quân vương trong chính thể quân chủ chuyên chế, mặc dù Hiến pháp quy định “Inđônêxia là một nước cộng hoà mà quyền lực thuộc về nhân dân” (Điều 1 Hiến pháp).
- Ở Inđônêxia, một trong những vấn đề cơ bản trong tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước còn bộc lộ rất nhiều hạn chế là vấn đề chuyển giao
quyền lực. Mặc dù Hiến pháp quy định một cách thức bầu cử nên các cơ quan trong bộ máy nhà nước Inđônêxia - dường như - là rất dân chủ, nhân dân được quyền tham gia và mọi cơ cấu quyền lực của đất nước, song, thực tế lại phản ánh một bức tranh hoàn toàn đối lập. Thực tế cho thấy, ử Inđônêxia vấn đề chuyển giao quyền lực chỉ bó hẹp trong các giới thống trị, còn nhân dcìn và
các thế lực đối lập không có vai trò gì. Viện cớ giữ gìn sự ổn định của đất nước là mục tiêu hàng đầu, có ổn định mới có phát triển, các nhà lãnh đạo Inđônêxia đã thực hiện chế độ tập trung quyền lực một cách cao độ. Chính chế độ tập quyền cao làm cho quá trình “trị vì” kéo đài và quá trình chọn người “kế vị” chậm đã làm “thui chột” nhiều tài năng lãnh đạo đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới đầy biến động như hiện nay (hơn bao giờ hết, Inđônêxia cảm thấy “trống váng” những nhà lãnh đạo có năng lực và trẻ trung để đưa đất nước tiến lên). Khi đánh giá về Inđônêxia thời kỳ Suharto, nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng người Pháp H. Bonner đã viết: “Suharto đã xây dựng một xã hội kiểu trại lính, trong đó mọi suy nghĩ và hoạt động độc lập đều bị nghi ngờ. Báo chí bị kiểm soát chặt chẽ và ở vào tình trạng “tự kiểm duyệt”, luôn né tránh sự phê phán công khai và không nói lên điều gì cụ thể. Hoạt động chính trị trong nhà trường bị cấm đoán. Cái giá của sự ổn định đã phải trả bằng kha năng mất đi suy nghĩ độc lập. Do đó, mối lo ngại Irước đây nay đã trở thành hiện thực là Inđônêxia mất đi một thế hệ những nhà lãnh đạo tài giỏi, những người có thể lãnh đạo đất nước đương đầu với một thế giới đầy biến động hôm nay” [31, tr 57J. Một trong những đặc điểm quan trọng nữa trong tổ chức và vận hành của Bộ máy Nhà nước Inđônêxia là sự tham gia một cách mạnh mẽ vào các cơ cấu quyền lực nhà nước của quân đội và vai Irò chi phối của quân đội trong bộ máy nhà nước Inđônêxia. Sau khi tham gia vào cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, quân đội Inđônêxia trở thành một trong hai lực lượng chính trị có tổ chức hùng hậu nhất ở Inđônêxia và sau cuộc đảo chính năm 1965, liền sau đó là cuộc khủng bố Đảng Cộng sản và buộc Sucarno phái từ chức, quân đội đã thực sự là một lực lượng chính trị chủ chốt tại quốc gia quần đảo này. Quân đội được cử 100 đại diện và Quốc hội mà không phải thông qua bầu cử với lý do: “quân đội không chỉ là lực lượng giữ gìn an ninh mà còn là một lực lượng chính trị, do những người đang tại ngũ không được tham gia bầu cử nên để bao đảm quyền lợi chính trị của họ, quân
đội có quyền cử đại diện của mình thông qua việc bổ nhiệm của Tổng thống” [32, Ir 89]. Cho đến nay, trong cơ cấu Quốc hội Inđônêxia, quân đội là phái lớn Ihứ hai.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, Irong thời gian gán đay, vai trò cùa quân đội ở Inđônêxia đã bắt đầu bị lung lay, đặc biệt là sau việc quân đội Inđônêxia phải rút ra khỏi Đômg Timor và tỉnh này trở thành một quốc gia độc lập tách khỏi Inđônêxia thì sự lùi bước của phe quân sự càng trở nên rõ rệt hơn.
- Ngoài vai trò của quân đội, trong tổ chức và vận hành của Bộ máy Nhà nước Inđônêxia cũng ghi nhận vai anh hưởng to lớn của Hồi giáo. Ngay trong Hiến pháp Inđônêxia hiện hành cũng đã ghi nhận một cách trang trọng vai trò tối thượng của tôn giáo này. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ, Inđônêxia là một quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới với 178 triệu tín đồ Hồi giáo trên tổng số hơn 220 triệu cư dân [28, tr 189].
- Về mặt cơ cấu tổ chức, Bộ máy Nhà nước Intĩônêxia mặc dù cũng phân chia các cơ quan nhà nước ra thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng nhìn chung cơ cấu tổ chức phức tạp, cồng kềnh, còn mang nặng dấu ấn của thời kỳ cữ.