Khách quan

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 61 - 66)

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình, do vậy các chính sách về kinh tế của Nhà nước ngày càng được cởi mở, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cuộc sống ngày càng bận bịu do đó nhu cầu sử dụng các thực phẩm tiện lợi tăng.

Thu nhập của người dân tăng cao do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp của người tiêu dùng tăng.

Vấn đề sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng quan tâm do đó nhu cầu về thực phẩm có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng.

Kênh phân phối siêu thị ngày càng phát triển.

4.6.2. Khó khăn và nhược điểm a) Chủ quan a) Chủ quan

Mạng lưới phân phối rộng nên vấn đề kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Công tác hàng tồn kho vẫn còn chưa hiệu quả. Không có các nhà phân phối lớn ở từng khu vực trên cả nước giúp công ty giảm hẳn chi phí vận chuyển, giảm rủi ro, sản phẩm đáp ứng nhanh nhu cầu của các nhà phân phối tỉnh, thành trong khu vực. Một số nhà phân phối hoạt động chưa chuyên nghiệp như tồn kho sản phẩm chưa hợp lý, chưa thực hiện được tiến trình xử lý, lưu trữ dữ liệu,…; không đủ năng lực đáp ứng tốc độ phát triển thị trường của công ty.

Chính sách thu hút, chương trình khuyến mãi dành cho trung gian và người tiêu dùng còn quá ít, chưa tạo được động cơ gia tăng mức tiêu thụ cho công ty. Công ty mới tham gia thị trường so với các đối thủ cạnh tranh chính. Cho nên, thương hiệu vẫn còn rất mới đối với người tiêu dùng, đặc biệt ở vùng nông thôn chiếm đến 75% dân số. Thiếu hàng là một vấn đề khá trầm trọng do chưa dự báo đúng mức độ tăng trưởng quá nhanh. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào chưa đáp ứng đủ cho tốc độ tăng trưởng đột biến về doanh số, sản lượng của công ty.

b) Khách quan

Mì Omachi là mặt hàng thực phẩm, nếu hàng hóa đưa ra ngoài thị trường chậm dẫn đến hàng mau hỏng, mau hết hạn sử dụng; Nền kinh tế đang trong thời kì khó khăn, lạm phát cao ảnh hưởng đến sức mua của người dân; Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường từ những đối thủ đã tạo được thương hiệu lâu năm đến những đối thủ tiềm năng, cả những sản phẩm nhập khẩu; Cơ sở hạ tầng đường xá chưa phát triển cao gây khó khăn cho việc vận chuyển

4.7. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối tại thị trường Nha Trang thị trường Nha Trang

4.7.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự

Để đảm bảo ổn định cho số lượng cũng như chất lượng nhân viên bán hàng trong kênh, giúp công ty tránh các chi phí phát sinh do phải tuyển và đào tạo lại, giữ được chất lượng của nhân viên, công ty cần có những chính sách quan tâm tích cực hơn đến lực lượng này. Công ty cần thực hiện các biện pháp như:

Cấp lãnh đạo cần phải tạo động lực cho nhân viên cống hiến sức mình : động viên mọi người, trao đổi thẳng thắn cởi mở, tạo sự tin cậy trong đội ngũ nhân viên, tổ chức các hoạt động dã ngoại, du lịch, sinh nhật, thể thao.

Soạn catalogue trình bày chi tiết về sản phẩm giúp nhân viên bán hàng hiểu biết về sản phẩm, từ đó có thể giải quyết thắc mắc cho khách hàng. Các cấp quản lý phải thường xuyên theo dõi sát sao nhân viên bán hàng để kịp thời chỉnh sửa khuyết điểm cũng như các khó khăn phát sinh của nhân viên.

Công ty cần xây dựng chính sách hấp dẫn hơn cho nhân viên như nâng mức lương cơ bản lên, doanh số cao tương ứng với mức tiền thưởng cao mà nhân viên cảm thấy với mức ấy họ được thoả mãn, các phần thưởng động viên tinh thần làm việc cho lực lượng nhân viên.

4.7.2. Tăng cường hoạt động chiêu thị cổđộng

Các hoạt động chiêu thị cổ động được công ty thực hiện khá mạnh mẽ. Tuy nhiên công ty chủ yếu chú trọng đến hoạt động quảng cáo, chưa quan tâm nhiều đến các hình thức khác trong công tác chiêu thị cổ động. Điều này có thể chấp nhận được khi sản phẩm mới tung ra và có doanh số bán vượt mong đợi. Nhưng trong thời gian sắp đến, khi yếu tố mới lạ, riêng biệt mất đi cùng với sự cạnh tranh trên thị trường, thêm vào đó là khủng hoảng kinh tế, để giữ vững thị phần, lợi nhuận và tiếp tục tăng doanh số, công ty cần đầu tư hơn nữa vào các hoạt động khác để tạo thêm sự hấp dẫn, thu hút các khách hàng và người tiêu dùng nhằm tăng nhanh khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng độ nhận biết của người tiêu dùng, tạo mối quan hệ ngày càng tốt với khách hàng. Do đó, một số biện pháp cần thực hiện là:

Đa dạng các chương trình và hình thức khuyến mãi cho người tiêu dùng như: giảm giá bán lẻ, rút thăm may mắn, cào trúng thưởng, tặng quà khi mua nguyên thùng, tặng mì Omachi khi mua các sản phẩm Chinsu,…

Tổ chức các chương trình thi bán hàng và trưng bày sản phẩm khuyến khích các trung gian phân phối đăng ký tham gia. Đây là hình thức khuyến mãi cho các trung gian phân phối, nó kích thích các trung gian phân phối trưng bày sản phẩm, đẩy nhanh hàng. Cách thực hiện là đề ra mức thưởng và chỉ tiêu doanh số hấp dẫn, hình thức trưng bày cụ thể cho từng thành viên (shop sỉ, shop lẻ và quầy chợ) trong một thời gian nhất định. Cửa hàng nào hoàn thành chỉ tiêu trong thời gian sớm nhất thì sẽ được thưởng với các giải thưởng có giá trị tương đối hấp dẫn cho thành viên hoàn thành xuất sắc nhất. Bên cạnh đó, cũng có những phần thưởng khuyến khích cho các thành viên tham gia. Một vấn đề cần lưu ý là cần giải quyết nhanh công tác khen thưởng đối với khách hàng, nhằm tạo uy tín và ấn tượng tốt đẹp với khách hàng. Từ đó sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động trưng bày sản phẩm của công ty so với đối thủ về sau này vì được khách hàng ưu ái.

Công ty nên tham gia vào hoạt động tuyên truyền một cách tích cực hơn. Đối với các trung gian phân phối, tổ chức các chương trình giao lưu giữa công ty với các trung gian phân phối nhằm lắng nghe ý kiến và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và các trung gian phân phối. Đối với người tiêu dùng, tổ chức các chương trình giao lưu giữa công ty với người tiêu dùng; tham gia hội chợ hàng tiêu dùng; tham gia tài trợ một phần cho các chương trình thu hút nhiều người trên truyền hình như gameshow “Hãy chọn giá đúng”; tham gia tài trợ một phần cho các ngày hội, các lễ kỉ niệm, các sự kiện thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người như các sự kiện thể thao, cứu trợ thiên tai,…

Tăng cường quảng cáo trên radio thường xuyên hơn, cần phát huy tác dụng của các phương tiện này trong thời gian dài mới thu được kết quả cao. Các chương trình âm nhạc trên radio như quà tặng âm nhạc cũng có một lượng thính giả khá đông là khách hàng tiềm năng của công ty.

4.7.3. Cải thiện hệ thống kênh phân phối

Thực trạng Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hưng Bình hoạt động chưa chuyên nghiệp và không đáp ứng được tốc độ phát triển thị trường, cho nên nâng cao quy mô và hoạt động của nhà phân phối này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng thêm chính sách hấp dẫn cho các thành viên kênh. Biện pháp thực hiện là:

Mở rộng quy mô và nâng cao hoạt động của Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hưng Bình: mở rộng và nâng cấp kho bãi, đội ngũ và phương tiện vận chuyển, áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong công tác kế toán… Ngoài ra, Công ty Hưng Bình cần nâng cấp văn phòng của mình khang trang hơn, treo bảng hiệu to hơn, dán áp phích các sản phẩm của công ty nhằm tạo ấn tượng với khách hàng. Nếu Công ty Hưng Bình không thể đáp ứng nổi tốc độ phát triển của mình, Công ty Masan có thể tìm thêm một nhà phân phối thứ hai cho mình tại thị trường Nha Trang. Bên cạnh việc mở rộng quy mô nhà phân phối, Công ty Masan cần tăng số lượng nhân viên hỗ trợ nhà phân phối bán hàng.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhà phân phối như tổ chức các khoá đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho nhà phân phối, hướng dẫn nhà phân phối trong việc quản lý hàng hóa, hướng dẫn nhà phân phối trong việc nắm bắt thông tin thị trường, quan hệ với khách hàng hướng dẫn các nhà phân phối về tiến trình nhập, xử lý dữ liệu, đánh giá dữ liệu làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Thiết lập các nhà phân phối lớn ở từng khu vực trên cả nước giúp công ty giảm hẳn chi phí vận chuyển, giảm rủi ro, sản phẩm đáp ứng nhanh nhu cầu của các nhà phân phối tỉnh, thành trong khu vực.

Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động phân phối của các trung gian phân phối và tăng cường mối quan hệ, hợp tác lâu dài, tăng lợi nhuận cho các trung gian phân phối, đồng thời góp phần tăng cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty. Công ty nên đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn cho các trung gian phân phối như thưởng 0,3% doanh thu nếu nhà phân phối tồn kho đúng định mức, tăng mức chiết khấu thương mại 1% cho các nhà phân phối song song với đó là tăng các mức chiết khấu tương ứng cho các shop sỉ, shop lẻ và quầy chợ, điều này hoàn toàn phù hợp với việc kinh doanh của công ty lúc này.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)