Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 58 - 60)

Trên thị trường mì ăn liền, cùng phân khúc trung cao với Omachi có rất nhiều nhãn hiệu với chủng loại, mẫu mã phong phú. Masan xác định đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Omachi là Đệ Nhất Mì Gia, mì Lẩu Thái của Vina Acecook; mì A-one của Saigon Ve Wong; mì Micoem của Afotech. Đây đều là những anh cả trong thị trường mì ăn liền với bề dày kinh nghiệm, trong khi đó Masan mới bước vào thị trường được vài năm. Riêng Vina Acecook vượt xa các đối thủ cùng ngành với trên 50% thị phần. Bằng hoạt động truyền thông mạnh mẽ và hệ thống phân phối rộng lớn gắn với thương hiệu lâu đời nhất, sản phẩm của công ty Vina Acecook đã in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Masan xác định đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất và mạnh nhất.

Thị trường mì ăn liền phong phú về mẫu mã, chủng loại, giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn; cho nên tính cạnh tranh là rất cao. Do đó, để cạnh tranh hiệu quả trong thị trường mì ăn liền, hoạt động phân phối và chiêu thị cổ động quan trọng hơn yếu tố giá cả và chất lượng. Hơn nữa, các đối thủ của Masan có lợi thế là các công ty hoạt động lâu năm trên thị trường nên nhãn hiệu của họ đã tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng. Điển hình nhất là Vina Acecook như đã nói ở trên. Do đó, để cạnh tranh Masan cần mở rộng qui mô cũng như chất lượng hoạt động của kênh phân phối, đồng thời đầu tư mạnh vào các chương trình chiêu thi cổ động. Hiểu được điều đó, Masan đã chi một khoản ngân sách lớn để quảng bá rộng rãi mì Omachi trong một khoảng thời gian dài với thông điệp sợi mì làm từ khoai tây giúp người tiêu dùng không sợ nóng. Đây là một chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Nó đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng, tạo ra sự khác biệt của mì Omachi với các đối thủ cạnh tranh. Với thông điệp trên, Omachi đã gây ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng, giúp công ty chiếm giữ 2% thị phần chỉ trong vòng 6 tháng.

Giá: 3.400 VND Giá: 3.200 VND

Giá: 3.300 VND

Giá: 3.500 VND

Giá: 3.300 VND

Ngoài ra, còn phải kể đến sự xuất hiện các sản phẩm mì ăn liền nhập từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, … là các nước sản xuất mì ăn liền lớn. Sản phẩm mì của các nước này đa phần tập trung vào phân khúc trung cao, là phân khúc mà mì Omachi đang tìm cách chiếm lĩnh. Đây sẽ là các đối thủ tiềm năng trong tương

lai, bởi Việt Nam là một thị trường mì ăn liền lớn với dân số đông nên sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất nước ngoài. Với công nghệ sản xuất hiện đại và uy tín vốn có trên thị trường thế giới, một khi sản phẩm của các nước này được tiêu thụ rộng rãi trong nước sẽ dễ làm thay đổi lựa chọn của người tiêu dùng. Do đó, để có thể tồn tại lâu dài và phát triển trên thị trường mì ăn liền, Masan cần không ngừng cải tiến công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm. Bởi thị hiếu của người tiêu dùng đối với mì ăn liền rất dễ thay đổi theo thời gian, mà hiện nay trên thị trường Masan chỉ có mỗi sản phẩm mì Omachi.

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 58 - 60)