Quảng cáo: Là một phương thức phổ biến về truyền thông phi cá thể, sử dụng
những phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, truyền thanh, bảng quảng cáo, tờ poster. Các thông điệp quảng cáo cần có 3 đặc điểm: Giàu ý nghĩa: chỉ ra lợi ích làm cho sản phẩm được ưa chuộng hoặc có tính hấp dẫn đối với người tiêu dùng; Đáng tin cậy: để những người tiêu dùng sẽ tin rằng sản phẩm hay dịch vụ sẽ tạo ra những lợi ích hứa hẹn; Độc đáo: cho mọi người thấy sản phẩm tốt hơn các sản phẩm khác.
Khuyến mãi: Là những kích thích ngắn hạn nhằm khuyến khích việc tiêu thụ
sản phẩm. Công cụ khuyến mãi gồm các hình thức như tặng quà, xổ số, trưng bày sản phẩm, quảng cáo hợp tác.
Marketing trực tiếp: Là hệ thống marketing tác động trực tiếp tới khách hàng,
thường áp dụng các hình thức marketing trực tiếp như: gửi thư đến khách hàng, catalog, marketing trên mạng,…
Quan hệ công chúng: Quan hệ công chúng hấp dẫn nhờ vào các đặc điểm sau
như sự tín nhiệm cao, không cần cảnh giác, giới thiệu cụ thể.
Bán hàng trực tiếp: Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách
hàng về lợi ích và tính ưu việt sản phẩm mà còn thu nhận phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
Hình 3.6. Cấu Trúc của Marketing - Mix
Sản phẩm Giá cả
Chủng loại, chất lượng, tính năng Giá qui định, chiết khấu Mẫu mã, nhãn hiệu, bao bì Điều chỉnh, thời hạn thanh Kích cỡ, dịch vụ, bảo hành toán, điều kiện trả chậm Phân phối Cổđộng
Kênh, các trung gian Quảng cáo, khuyến mãi Phạm vi bao phủ Quan hệ công chúng
Marketing mix
Thị trường mục tiêu
Địa điểm, dự trữ, vận chuyển Marketing trực tiếp Nguồn tin: Lê Thế Giới (chủ biên) - Nguyễn Xuân Lãn, “Quản Trị Marketing”, nhà xuất bản giáo dục – 2001, trang 24
3.1.6. Những yếu tốảnh hưởng đến hệ thống phân phối
Yếu tố bên trong là những yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể xoay chuyển được; Yếu tố bên ngòai là những yếu tố bên ngoài DN nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của DN nhưng DN không thể xoay chuyển được nó bằng những quyết định của mình.
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Thu thập thông tin 3.2.1. Thu thập thông tin
Số liệu, thông tin được sử dụng trong đề tài bao gồm số liệu, thông tin sơ cấp và thứ cấp. số liệu, thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp cá nhân, ban lãnh đạo công ty. Số liệu thông tin thứ cấp được thu thấp từ các phòng ban của công ty, từ sách báo, Internet,..
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích số liệu: Tiến hành so sánh, ước lượng các kết quả tính toán nhằm đưa ra các kết luận, nhận xét về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu mô tả là loại nghiên cứu bao hàm việc thu thập dữ liệu hoặc thông tin nhằm kiểm chứng giả thuyết hoặc giải đáp các vấn đề liên quan đến hiện trạng của đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 4