KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4.3. Tình hình tài chính
Sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp cho thấy một phần nào quy mô và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Tài chính là yêu cầu hàng đầu ảnh hưởng đến sự tồn tại của một doanh nghiệp. Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng đòi hỏi một lượng ngân sách, đặc biệt là hoạt động phân phối. Như đã nêu ở trên, hoạt động phân phối chỉ đứng sau yếu tố chất lượng sản phẩm trong việc quyết định tính cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường. Nhưng chi phí cho hoạt động phân phối cao hơn chi phí cho việc đầu tư cải tiến sản phẩm. Để tăng khả năng cạnh tranh, công ty phải không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối, tăng mật độ bao phủ của hàng hóa. Để làm được điều đó, công ty phải tăng số lượng nhân viên, tăng cường phương tiện vận chuyển, và tất nhiên là tăng cả chi phí quản lý. Tất cả những điều này đều cần một khoảng ngân sách không nhỏ. Hơn nữa, tài chính mạnh sẽ giúp các bộ phận khác của công ty phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối như hoạt động
Masan là một công ty cổ phần lớn với vốn điều lệ lên đến 138.395.360.000 đồng (năm 2007), là công ty nổi tiếng khắp cả nước với nhãn hiệu Chinsu Foods. Chỉ bấy nhiêu đó có thể nói Masan là một công ty có nền tài chính mạnh.
Bảng 4.1. Bảng Cân Đối Kế Toán 2007-2008
ĐVT: trđ
Khoản mục 2007 2008 ±Δ %
TÀI SẢN 1.022.466 1.709.969 687.503 (67,24)
A. Tài sản ngắn hạn 714.872 1.183.317 468.445 (65,53 I. Các khoản phải thu 545.139 561.536 16.397 (3,00) II. Hàng tồn kho 126.042 183.397 57.355 (45,50) B. Tài sản dài hạn 307.594 526.652 219.058 (71,22)
NGUỒN VỐN 1.022.466 1.709.969 687.503 (67,24)
A. Nợ phải trả 375.350 702.822 327.472 (87,24) B. Vốn chủ sở hữu 647.116 1.007.147 360.031 (55,64)
Nguồn:Tổng hợp báo cáo thường niên Qua bảng 4.1, ta thấy tài sản năm 2008 tăng 67,24% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Sở dĩ lượng tài sản ngắn hạn năm 2007 và 2008 cao là do các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm giá trị lớn, đặc biệt là năm 2007. Các khoản phải thu có giá trị cao chứng tỏ chính sách tín dụng và công tác thu hồi vốn từ các đại lý, siêu thị còn chưa hiệu quả và sẽ tăng rủi ro cho Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên giá trị các khoản phải thu năm 2008 chỉ chiếm 561.516 triệu đồng trong 1.183.317 triệu đồng tài sản ngắn hạn, tăng 3% so với năm 2007 cho thấy Công ty đã có sự cải thiện đáng kể trong công tác tín dụng và thu hồi vốn. Hàng tồn kho năm 2008 tăng 57.355 triệu đồng (45,5%) so với năm 2007, cho thấy công tác tồn kho của Công ty vẫn còn chưa hiệu quả. Tài sản dài hạn năm 2008 tăng 71,22% so với năm 2007, Công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, trong tổng nguồn vốn của Công ty thì nợ phải trả năm 2008 tăng 327.472 triệu đồng là do sự gia tăng nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với nợ phải trả, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là rất lớn.
Bảng 4.2: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Mì Ăn Liền 2006-2008
ĐVT: trđ
So sánh 07/06 So sánh 08/07
Khoản mục 2006 2007 2008
±Δ % ±Δ %
Doanh thu thuần 120.912 160.007 322.088 39.059 (32,3) 162.081 (101,3) Lợi nhuận gộp 19.709 45.074 109.640 25.365 (128,7) 64.566 (143,24) Doanh thu tài chính 5.581 8.887 44.812 3.306 (59,24) 35.925 (404,24) Chi phí tài chính (2.802) (4.321) (20.273) 1.519 (54,21) 15.952 (369,17) Chi phí bán hàng (8.010) (14.121) (50.014) 6.111 (76,29) 35.893 (254,18) Chi phí quản lý (5.754) (6.931) (30.106) 1.177 (20,45) 23.175 (334,37) Thuế TNDN (2.552) (9.465) (18.245) 6.913 (270,88) 8.780 (92,76) Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên Qua bảng 4.2, ta thấy trong 2 năm 2007-2008 ngành hàng mì ăn liền của công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất ấn tượng với nhãn hàng mì Omachi. Trước khi nhãn hàng mì Omachi được tung ra thị trường vào cuối tháng 6/2007, Masan góp mặt vào thị trường mì ăn liền với 2 nhãn hiệu Kokomi và Chinsu nhưng đều không thành công. Lợi nhuận từ ngành hàng mì ăn liền không đáng kể như ngành hàng nước mắm, như năm 2006 lợi nhuận chỉ là 19.709 triệu đồng. Từ khi mì Omachi được tung ra thị trường, lợi nhuận gộp tăng cao hơn mong đợi qua 2 năm, đặc biệt là năm 2008 với mức tăng ấn tượng 64.566 triệu đồng (tương ứng 143,24%). Lợi nhuận tăng hơn nhiều so với doanh thu thuần cho thấy giá bán cao hơn nhiều so với giá thành. Đó là do công ty đã không ngừng đầu tư nâng cao cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất. Trong 2 năm qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lạm phát, và hiện nay là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lợi nhuận công ty vẫn không ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy sản phẩm của công ty đang được ưa chuộng cả trong và ngoài nước, và là món hàng đáng tin cậy trong thời buổi khó khăn này. Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến những chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty, phù hợp với thị trường hiện tại.
Qua bảng 4.2, ta cũng thấy chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2008 có mức tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2007. Đó là do trong năm 2008 công ty mở rộng thị trường, cho nên Công ty phải thuê thêm kho hàng, phương tiện vận chuyển bên cạnh đó số lượng các thành viên trong kênh phân phối tăng nên Công ty tuyển dụng thêm nhân viên và quản lý để đáp ứng hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.