Môi trường dân số, văn hoá xã hội tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 56 - 57)

Với 1.147.000 dân vào năm 2006 và tốc độ gia tăng dân số 1,13% vào năm 2007, cùng lượng khách du lịch trong và ngoài nước rất đông hằng năm, Khánh Hòa là thị trường khá hấp dẫn. Với đà tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng sẽ có sự tác động lớn đến sản lượng tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực phẩm.Từ đó, các nhà sản xuất cũng như nhà cung cấp sản phẩm sẽ có những chiến lược trong kế hoạch sản xuất, dự trữ, tồn kho sao cho hợp lý để đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Thành phố Nha Trang với 466.400 dân, chiếm 40,7% dân số cả tỉnh. Là một thành phố không rộng, người không đông nhưng đây chính là trung tâm kinh tế, dịch vụ, văn hóa – xã hội của cả tỉnh nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung, đồng thời cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, với hàng trăm ngàn lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, Nha Trang là một thị trường đầy tiềm năng trong con mắt của các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, trong đó có ngành hàng lương thực, thực phẩm.

Khánh Hòa là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng được quan tâm nhất là về yếu tố chất lượng và sức khỏe. Nói cách khác, nhu cầu về các sản phẩm cao cấp có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)