KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.4.4.4. Tình hình kinh doanh
Qua bảng 4.3, ta thấy tài sản năm 2008 tăng 36% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng. Tài sản ngắn hạn chiếm giá trị lớn 1.928 triệu đồng năm 2007, năm 2008 là 2.622 triệu đồng tăng 694 triệu đồng, trong khi đó tài sản dài hạn chỉ chiếm 426 triệu đồng năm 2007, năm 2008 là 492 triệu đồng tăng 66 triệu đồng, điều này phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Sở dĩ lượng tài sản ngắn hạn cao là do hàng tồn kho chiếm giá trị lớn. Hàng tồn kho năm 2008 tăng 63,9% so với năm 2007, cho thấy công tác tồn kho của Công ty chưa hiệu quả. Các khoản phải thu có giá trị thấp chứng tỏ chính sách tín dụng và công tác thu hồi vốn từ các siêu thị, shop sỉ, shop lẻ và các quầy chợ là hiệu quả và sẽ giảm rủi ro cho Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, giá trị các khoản phải thu năm 2008 giảm 9,63% so với năm 2007 cho thấy Công ty đã có sự cải thiện trong công tác tín dụng và thu hồi vốn. Tài sản dài hạn năm 2008 tăng 15,49% so với năm 2007, Công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.4: Bảng Cân Đối Kế Toán của Công Ty TNHH TM&DV Hưng Bình Năm 2007 -2008 Chênh lệch Khoản mục 2007 (Trđ) 2008 (Trđ) ±∆ % TÀI SẢN 1.928 2.622 694 36% A. Tài sản ngắn hạn 1.502 2.130 628 41,81%
I. Các khoản phải thu 322 291 -31 -9,63% II. Hàng tồn kho 1.025 1.680 655 63,9%
B. Tài sản dài hạn 426 492 66 15,49%
NGUỒN VỐN 1.928 2.622 694 36%
A. Nợ phải trả 1.152 1.691 539 46,79%
B. Vốn chủ sở hữu 776 931 155 19,97%
Ngoài ra, trong tổng nguồn vốn của Công ty thì nợ phải trả năm 2007 là 1.152 triệu đồng, năm 2008 là 1.691 triệu đồng tăng 539 triệu đồng (tăng 46,79%) là do sự gia tăng nợ vay ngắn hạn. Tuy vốn chủ sở hữu có tăng nhưng thấp hơn nợ phải trả và có tốc độ tăng chậm hơn, vốn chủ sở hữu năm 2008 là 931 triệu đồng tăng 155 triệu đồng tương ứng tăng 19,97% so với năm 2007, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp còn thấp.
Cũng giống các tỉnh thành khác trong cả nước, hàng của Masan cũng có mặt hầu hết các tiệm tạp hóa trong thành phố Nha Trang. Qua bảng 4.4, ta thấy hoạt động kinh doanh mì Omachi tại thị trường Nha Trang cũng rất hiệu quả. Hiện nay doanh thu của công ty chủ yếu là qua các shop và quầy chợ chiếm tỷ lệ lần lượt là 38% và 43%. Công ty mới bắt đầu phân phối thông qua hệ thống siêu thị năm 2008 với doanh thu chiếm 19%.
Bảng 4.5: Doanh Thu Bán Hàng qua Các Kênh Phân Phối
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Kênh Doanh thu
(trđ) Cơ cấu (%) Doanh thu (trđ) Cơ cấu (%) ±∆ % Siêu thị 227,62 19% 227,62 100% Shop 223,86 42% 455,24 38% 231,38 103% Quầy chợ 309,14 58% 515,14 43% 206 67% Tổng 533 100% 1.198 100% 665 125%
Nguồn: Giám sát thương mại