Thực trạng hệ thống siêu thị

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 39 - 41)

Trên cả nước, mặc dù hiện nay hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị chỉ chiếm khoảng 15,1% và thói quen mua bán ở siêu thị chỉ mới hình thành ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của các nhà đầu tư nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phân phối hiện đại này khoảng 15%-20%, người tiêu dùng đang ngày có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị. Theo dự báo của Bộ Thương mại, năm 2010 kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm khoảng 40%. Mặc dù hiện nay doanh thu từ siêu thị chiếm thấp hơn nhiều so với các kênh phân phối khác. Tuy nhiên, do kênh siêu thị ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng, khách hàng ngày càng thích đi siêu thị để mua hàng hoá. Các yếu

tố như sạch sẽ, dễ lựa chọn, giá bán được niêm yết rõ ràng, không gian rộng rãi đẹp thoáng mát và ngày nay yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm càng được người tiêu dùng chú trọng. Vì thế xu hướng phát triển mạnh loại hình siêu thị trong tương lai ở Việt Nam là điều tất yếu.

Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lựa Chọn Các Kênh Phân Phối

Nguồn tin: www.vietnamnet.vn – 23/03/2006 Hiện nay, tại Nha Trang, chỉ có hai siêu thị là Maximart và KC Mart. Tuy nhiên, trong thời gian tới cùng với sự phát triển của thành phố, đời sống của người dân được nâng cao thì xu hướng mua sắm tại siêu thị sẽ tăng lên. Đồng thời, khách du lịch ngày càng tăng cũng góp phần làm tăng nhu cầu mua sắm tại siêu thị. Sự phát triển của các hệ thống siêu thị tại Nha Trang là lẽ dĩ nhiên. Nhận thấy được tầm quan trọng của kênh siêu thị, từ năm 2008 công ty bắt đầu khai thác kênh phân phối siêu thị tại thị trường Nha Trang.

Việc phân phối qua kênh siêu thị ngoài việc tăng doanh thu còn có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu và bình ổn giá bán lẻ cho kênh truyền thống (cửa hàng tạp hóa, chợ,…) tức là mức giá bán lẻ trong siêu thị bao giờ cũng cao hơn giá ở cửa hiệu bán lẻ từ 5%-10% nhằm tạo điều kiện cho cửa hàng bán lẻ bán được sản phẩm.

Hiện tại, việc hỗ trợ bán hàng trong siêu thị do một đội ngũ chuyên biệt của công ty Masan phụ trách. Họ chăm sóc sản phẩm trong siêu thị theo lịch, mỗi một siêu thị được nhân viên đến 3-4 lần trong một tuần, ngoài công việc chào hàng để đưa sản phẩm bán trong siêu thị thì họ phải luôn đi chăm sóc xem lượng hàng trên kệ còn nhiều không, nếu còn ít họ sẽ đặt hàng và trình đơn hàng cho người phụ trách trong siêu thị ký. Ngoài ra, họ còn thu thập thông tin về đối thủ có mặt trong siêu thị. Bên

cạnh đó việc trưng bày hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm, cách trưng bày sắp xếp hàng hóa trên quầy kệ của nhân viên công ty khá đẹp, ngăn nắp theo từng chủng loại riêng biệt thuận tiện cho người tiêu dùng dễ nhìn, dễ lấy, các dụng cụ quảng bá và bày biện sản phẩm hỗ trợ tại siêu thị cũng được công ty thiết kế khá bắt mắt.

Đa số các đầu kệ ở các siêu thị được công ty thuê đây là một vị trí hết sức thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng như tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Tuy nhiên, đôi lúc do tính chủ quan của nhân viên công ty mà họ chăm sóc sản phẩm không đúng theo lịch trình, các sản phẩm trên quầy kệ vơi đi không đầy đủ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn: Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Nhãn Hàng Mì OMACHI của Công Ty CổPhần Thực Phẩm MASAN (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)