ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 143 - 146)

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Họat động của

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN A MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Văn bản quảng cáo trong

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN A MỤC TIÊU BÀI HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Ôn tập, củng cố cách viết đoạn văn nghị luận.

- Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc với trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

Hoạt động của GV và HS

I. Ôn tập

1. Lí thuyết

Thảo luận về câu hỏi 1- SGK

Thảo luận về câu 2- SGK

Thảo luận về câu 3- SGK

Thảo luận về câu hỏi 4- SGK

Thảo luận về cầu hỏi 5- SGK

- Đặc điểm của kiểu văn bản tự sự là biết kể lại trình tự một cốt truyện, trong đó phải chọn lựa những chi tiết, nhân vật tiêu biểu.

- Đặc điểm của kiểu văn bản thuyết minh là giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu được một cách rõ ràng về một sự vật, sự việc theo trình tự kết cấu của không gian, thời gian, và đảm bảo tính lôgích của sự vật, sự việc ấy.

- Đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận là xác định được những luận điểm rõ ràng. Từ đó mà thiết kế hệ thống những luận cứ, thuyết phục được người đọc, người nghe.

Trong thực tế ta phải kết hợp giữa chúng vì để cho người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và có sự rung cảm cần thiết.

- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng thành cốt truyện.

- Chi tiết tiêu biểu là một tiểu tiết của văn bản mang sức chứa về cảm xúc và tư tưởng.

Chọn lựa sự việc, chi tiết là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.

Muốn lập dàn ý một bài văn tự sự ta phải - Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện - Lập dàn ý: Dàn ý có 3 phần

Mở bài (giới thiệu sự việc, sự vật hoặc chi tiết chính của cốt truyện)

Thân bài: Diễn biến cốt truyện

Kết bài: Những suy nghĩ của nhân vật, hoặc gợi ra hướng phát triển mới của truyện.

Trong cách lập dàn ý này khi kể lại diễn biến cốt truyện, ta phải kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho câu chuyện, cho tình tiết, sự vật sinh động. - Có ba phương pháp trong khi thuyết minh.

Một là giới thiệu sự vật, sự việc theo không gian. Hai là giới thiệu sự vật, sự việc theo thời gian

Ba là đảm bảo tính lô gích chặt chẽ

- Kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong khi thuyết minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Viết một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn đòi hỏi người viết:

+ Tìm hiểu kĩ để có nhận thức đầy đủ về sự vật, việc thuyết minh.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 143 - 146)