TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 68 - 71)

II. Củng cố I Luyện tập

TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH A MỤC TIÊU BÀI HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học…

- Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa trao đổi thảo luận và thực hành luyện.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GV và HS I. Tìm hiểu chung

1. Mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh (HS đọc SGK)

- Anh (chị) hãy nêu mục

đích, yêu cầu tóm tắt văn bản.

2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh.

(HS đọc SGK)

- Anh (chị) hãy nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh.

- Tóm tắt văn bản “Nhà sàn” theo yêu cầu của SGK)

Chú ý

Luyện tập Bài tập 1 (SGK)

- Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm:

+ Hiểu và nắm được nội dung chính của văn bản

+ Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn so với văn bản gốc.

+ Xác định được mục đích, yêu cầu tóm tắt.

+ Đọc kĩ văn bản cần tóm tắt để xác định đối tượng, đại ý của văn bản.

+ Chia văn bản thành các đoạn nhỏ, ý chính của mỗi đoạn.

+ Viết tóm tắt.

a, Đối tượng: Tóm tắt văn bản thuyết minh về nhà sàn một công trình kiến trúc của đồng bào miền núi nước ta.

b. Đại ý: Bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc, giá trị sử dụng và sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam.

c. Chia đoạn:

+ Đoạn 1 từ đầu đến “văn hóa cộng đồng” giới thiệu nhà sàn và mục đích sử dụng.

+ Đoạn 2 tiếp đó đến “Cũng phải là nhà sàn”: Nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đoạn 3 còn lại: Đánh giá, ca ngợi vẻ đẹp của nhà sàn.

Tóm tắt: Nhà sàn có mái che dùng để ở và sử dụng vào một số mục đích khác. Cấu tạo của nhà sàn bằng nguyên vật liệu tranh tre, nứa lá đơn giản. Nhà sàn gồm nhiều cột chống. Mặt sàn để ở và sinh hoạt có ngăn thành buồng. ở hai đầu là hai cầu thang. Gầm sàn để gia súc hoặc chứa đựng. Nhà sàn có từ thời đồ đá mới, tồn tại ở khu vực Đông Nam á nhất là núi cao và cao nguyên. Nhà sàn có nhiều tiện lợi, phù hợp với cư trú miền núi, đầm lầy, tận dụng nguyên vật liệu, chống được thú dữ, bảo vệ an toàn cho con người. Nhà sàn ở một số địa bàn miền núi nước ta đạt tới trình độ thẩm mĩ, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Bài tập 2 (SGK)

a. Đối tượng thuyết minh của văn bản là phần tiểu dẫn. Đó là tiểu sử của Ba- sô và đặc điểm thơ hai cư. b. Bố cục

+ Đoạn 1 từ đầu đến Mi-si-ki (1867- 1902). Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu vài nét về tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô sinh 1644 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở U-ê-nơ nay là tỉnh Mi-ê, 28 tuổi, Ba-sô sống ở Tô-ki- ô (Ê-đô) làm thơ với bút danh Ba-sô (ba tiêu). Mười năm cuối đời đi khắp đất nước viết du kí và thơ hai cư. Ông mất năm 1694. Tác phẩm du kí “phơi thân đồng nội”, “Đoạn văn trong đãy”, “Cánh đồng hoang”, “áo tơi cho khỉ” và “Lối lên miền ô ku”.

Thơ hai cư có số từ ít nhất, gồm 17 âm (5-7-5) gồm bảy, tám chữ nhật. Mỗi bài chỉ có một tứ thơ, ghi lại một văn cảnh, vài sự vật, gợi lên xúc cảm, suy tư nào đó. Không gian, thời gian là mùa (quý tứ). Thơ hai cư mang tính u tịch (thiền tông), đề cao vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng. Thơ hai cư chỉ gợi, không tả chứa nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng. Thơ hai cư là đóng góp của Nhật Bản vào văn hóa nhân loại.

- Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” của Lương Quỳnh Khuê thuyết minh về một thắng cảnh. Vì thế nó khác với các văn bản thuyết minh giới thiệu một công trình kiến trúc (nhà sàn), một tác giả thơ. Ma-su-ô Ba-sô và thơ hai cư Nhật Bản. Lương Quỳnh Khuê đi sâu vào đối tượng và tập trung vào nội dung của thắng cảnh. Đó là những đặc điểm về kiến trúc, vẻ đẹp nên thơ nên họa của đền Ngọc Sơn. Từ đó tác giả bày tỏ niềm tự hào, tình yêu tha thiết với di sản văn hóa dân tộc.

Tóm tắt đoạn thuyết minh về Đài Nghiên- Bút Tháp: Đến đền Ngọc Sơn Hà Nội, gây ấn tượng nhất với mọi người là công trình kiến trúc Đài Nghiên- Bút Tháp. Tháp Bút đứng uy nghi trên núi Ngọc Bội. Ba chữ “Tả thanh thiên” (viết lên trời xanh” nổi trên mình tháp làm rõ nghĩa hình tượng ngọn bút trở lên trời xanh đầy kiêu hãnh. Cạnh tháp bút là cổng đài nghiên (cái đài đỡ nghiên mực), đài hình trái đào, tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau đài nghiên là cầu Thê Húc cong cong đỏ thắm nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa

lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 68 - 71)