- SGK, SGV Thiết kế bài bài.
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A MỤC TIÊU BÀI HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: Khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi và thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm về lập luận
a. Mục đích của lập luận là:
trong bài văn nghị luận
(HS đọc SGK)
- Các câu hỏi a, b, c (SGK)
2. Cách xây dựng lập luận
(HS đọc SGK)
- Anh (chị) cho biết làm thế nào để xây dựng được lập luận.
HS đọc SGK “Chữ ta” và trả lời câu hỏi a, b.
3. Cách tìm luận cứ
4. Lựa chọn phương pháp lập luận (HS đọc SGK)
- Có mấy phương pháp lập luận (HS đọc SGK)
- Hiểu thế nào là phương pháp lập luận.
Câu hỏi a, b SGK
II. Luyện tập
Bài 1 SGK
b. Để đi đến kết luận trên đây, tác giả đưa mấy luận cứ mà mỗi luận cứ đều là lí lẽ.
+ Người dùng binh… mà thôi + Được thời có thế… thành lớn + Mất thời… mà thôi.
c. Vậy lập luận là đưa ra các lí lẽ bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào mà người viết muốn đạt tới.
Người viết, nói phải xây dựng được luận điểm, luận cứ.
+ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
+ Luận cứ là những lí lẽ chứng minh cho luận điểm.
a. Văn bản bàn về chữ ta (chữ Việt, tiếng Việt). Điều ấy thể hiện ý thức và bản lĩnh dân tộc của tác giả.
b. Trong văn bản “chữ ta” có hai luận điểm, Mỗi luận điểm được làm rõ bằng một lí lẽ.
b1: Tiếng Anh đang lấn át tiếng Việt trong các bảng quảng cáo ở nước ta.
+ ở Xơ un (Hàn Quốc) tiếng Anh viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên, trong khi đó ở ta (Việt Nam) nhìn vào đâu cũng chỉ thấy tiếng Anh. Chữ tiếng Anh lớn hơn chữ tiếng Việt.
b2: Tiếng nước ngoài đưa vào báo của ta
+ ở Hàn Quốc báo chí không có tiếng nước ngoài. Lí lẽ là luận cứ kết hợp với dẫn chứng cụ thể. Muốn tìm luận cứ chúng ta suy ra từ luận điểm. - Có nhiều phương pháp lập luận. Song những phương pháp lập luận thường gặp là: Diễn dịch, quy nạp, phương pháp nêu vấn đề…
- Vậy phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ và luận chứng sao cho chặt chẽ và thuyết phục.
- Đoạn viết Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch + quan hệ nhân quả.
- Đoạn văn “Chữ ta” lập luận theo phương pháp quy nạp + so sánh đối lập.
Luận điểm là:
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú đa dạng.
Bài tập 2 SGK
Bài tập 3 SGK
Các luận cứ là:
+ Lòng thương người
+ Lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người + Khẳng định, đề cao con người về phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính, quyền tự do, đề cao quan hệ đạo đức.
Đó là luận cứ về lí lẽ. Ngoài ra còn các luận chứng Cáo bệnh bảo mọi người
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Truyện của Nguyễn Dữ Chinh phụ ngâm
Cung oán ngâm Thơ Hồ Xuân Hương Truyện Kiều
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Phương pháp lập luận là: Diễn dịch
a) Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích + Sách cung cấp cho ta tri thức về tự nhiên, xã hội. + Đọc sách để ta thể nghiệm chính mình.
+ Đọc sách giúp ta biết ước mơ, chắp cánh cho ước mơ.
+ Đọc sách giúp ta diễn đạt tốt hơn. b) Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. + Đất đai bị xói mòn, xa mạc hóa.
+ Không bị ô nhiễm. + Nước bị nhiễm bẩn.
+ Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt.
c) Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng.
+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
+ Văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng.
Môi trường sống xung quanh chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Đất đai bị xói mòn, sụt lở. Bầu khí quyển bị ô nhiễm. Hàng ngày khí các bon thải ra từ các động cơ, ở khói lò gạch. Nguồn nước đang bị nhiễm bẩn bởi chất thải do chính con người đổ ra hồ, ao, sông ngòi càng làm cho nước bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước ấy không thể tưới cây, tắm, giặt hàng ngày. Cây cối, các loại động vật xung quanh
chúng ta mất dần. Rừng đầu nguồn bị tàn phá. Làng mạc, cây xanh thưa thớt. Tất cả đang đe dọa chúng ta. CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS:
- Hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải. - Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV có thẻ tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS đọc, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đồng cảm với khát vọng tình yêu và công lí của con người. Khát vọng tình yêu tự do Nguyễn Du gửi vào nhân vật Thúy Kiều. Khát vọng về công lí, Nguyễn Du gửi vào nhân vật Từ Hải. Để thấy rõ Từ Hải là
người như thế nào, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Chí khí anh hùng” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn (HS đọc SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? 2. Đại ý - Xác định đại ý đoạn trích II. Đọc- hiểu Câu hỏi 1 SGK
Phần tiểu dẫn nêu vị trí đoạn trích: Bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải, hai người tâm đầu ý hợp. Từ đã bỏ tiền chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh. “Nửa năm hương lửa đương nồng”, Từ Hải nghe theo tiếng gọi của sự nghiệp, chàng dứt áo ra đi.
Đoạn trích này bắt đầu từ đó. Đây là đoạn Nguyễn Du sáng tạo ra (từ câu 2213 đến câu 2230 trong “Truyện Kiều”)
Đoạn trích thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải qua lí tưởng và lời chia tay với Kiều.
Bốn câuđầu đoạn trích:
Nửa năm hương lửa đang nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Trông với trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Đang sống trong ái ân của tình cảm vợ chồng “hương lửa đang nồng”. Từ Hải không phải là con người đam mê mà là con người sống có lí tưởng, lí tưởng của Từ Hải là được tự do, vẫy vùng giữa trời cao đất rộng không chịu một sự trói buộc nào. Từ Hải vốn là con người:
Chọc trời khuấy nước mặc dầu Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
Lí tưởng ấy làm cho Từ sống có chí khí. Mặc dù Từ Hải cũng là con người đa tình khi gặp Kiều: “Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”. Nhưng trước hết Từ là một tráng sĩ có chí khí mạnh mẽ.
“Trượng Phu thoắt đã động lòng bốn phương”
“Động lòng bốn phương” là thấy trong lòng sôi nổi, náo nức hướng tới trời cao đất rộng, tới cuộc sống tự do, chí khí trung thành ở bốn phương trời.
Từ Hải của tất cả mọi người, không riêng của ai, không gian: “Trời bể mênh mang”
Hình ảnh thật hoành tráng phù hợp với lí tưởng và hành động của Từ Hải “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Con người ấy đã nói là làm, đã
Từ Hải chia tay với Kiều như thế nào?
Câu hỏi 2 (SGK)
Gợi thêm: Những lời Từ Hải nói lúc chia tay với Thúy Kiều đã thể hiện tính cách gì của người anh hùng?
Câu hỏi 3 (SGK)
Gợi thêm: Tìm những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp miêu tả trong đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật Từ Hải.
nói là làm, đã nói là đi, đã đi là tới. Đó là rõ mặt phi thường, hơn hẳn cái bình thường, hơn người khác. - Chi tiết này có ý nghĩa: Đây là cuộc tiễn biệt của Kiều với người anh hùng khác hẳn những người như Kim Trọng: Khách đà lên ngựa người còn trông
theo”- cuộc chia tay của lứa đôi nam thanh nữ tú
mới gặp nhau lần đầu.
Với Thúc Sinh: Người lên ngựa kẻ chia bào thể hiện bịn rịn lắm.
Trong trường hợp Từ Hải, chàng đã ở thế sẵn sàng lên đường ngồi trên lưng ngựa mà tạm biệt Kiều. a) Một con người có chí khí phi thường
+ Không đắm mình trong chốn buồng khuê
+ Sống trong hạnh phúc ngọt ngào, phút chốc Từ Hải đã “động lòng bốn phương”
+ Tiếng gọi của sự nghiệp thức tỉnh từ bên trong, đối với chàng giờ đây sự nghiệp là trên hết.
+ Chàng không một chút bịn rịn trong lời tiễn biệt. Đặc biệt chàng còn trách Thúy Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nhi thường”. Phải chăng chàng muốn khuyên người tri kỉ hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ một anh hùng.
b) Từ Hải còn là một con người rất tự tin + Mới ra đi, Từ đã khẳng định:
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì
Chàng tự tin vào mình, không quá một năm sau sẽ thực hiện được cơ đồ to lớn. Đó là khát vọng. Chàng không hề giấu giếm: “Bao giờ… nghi gia” . Trong “Truyện Kiều”, Từ Hải đã làm được điều đó.
- Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật a) Thể hiện qua từ ngữ
+ Hai tiếng “trượng phu” không để chỉ người đàn ông bình thường mà chỉ những người có chí khí lớn. + Thoắt đã động lòng chỉ quyết định rứt khoát, mạnh mẽ.
+ Động lòng bốn phương. Cụ Hoài Thanh có lời bình rất hay: “Không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương”.
b) Thể hiện qua hình ảnh
III Củng cố
lớn lao. Con người ấy hướng tới, vẫy vùng nơi trời cao đất rộng, không chịu trói mình trong cuộc sống tù túng chật hẹp.
+ “Dứt áo ra đi” không chút bịn rịn, chủ động lắm
+ “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” con chim bằng khi đã cất cánh thì như đám mây ngang trời. Tất cả thể hiện cách miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa Từ Hải của Nguyễn Du
Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).
Đọc thêm: