THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI A MỤC TIÊU BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 125 - 127)

I. Tìm hiểu chung 1 Tiểu dẫn

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI A MỤC TIÊU BÀI HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt.

- Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên va có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.

- Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc với trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

Họat động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Luyện tập về phép điệp Câu 1- SGK Câu 2- SGK Bài tập về nhà Câu a (SGK) Câu b (SGK)

- Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi” có ba điệp ngữ : một là “Nụ tầm xuân”, hai là “cá mắc câu”, ba là “chim vào lồng”. Cơ sở tâm lí của điệp từ là một sự vật, sự việc và hiện tượng xuất hiện liên tiếp nhiều lần buộc người ta phải chú ý.

+ Nếu thay “nụ tầm xuân” bằng một thứ hoa sẽ làm cho âm hưởng, ý nghĩa của bài ca dao thay đổi.

Mặt khác, nói tới hoa là chỉ chung người con gái. Nhưng nói nụ là khẳng định người con gái ở độ tuổi trăng tròn ở thời đẹp nhất. Vả lại “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc” tức là cô gái đã đi lấy chồng. Hoa chỉ có tàn thôi. Nụ nở ra hoa. Vì thế không thể thay thế hoa vào nụ được.

+ “Cá mắc câu” và “chim vào lồng” được điệp lại làm rõ hoàn cảnh của cô gái, sự so sánh của cô gái. Cách lặp này không giống với “Nụ tầm xuân” ở câu trên.

Những yếu tố: gần, thì, có, vì là yếu tố lặp mang sắc thái tu từ.

+ Gần, thì  Nhấn mạnh mối quan hệ của con người với môi trường sống. Đó là sự ảnh hưởng của con người trong các mối quan hệ.

+ Có  khẳng định sự kiên trì, bền bĩ thì có ngày thành đạt.

+ Vì  khẳng định, nhấn mạnh mối quan hệ trong so sánh.

a1. Ba ví dụ điệp từ không mang sắc thái tu từ + Này chồng, này vợ, này cha

Này là em ruột, này là em dâu + Cơm không ăn thì con ăn gì + Mưa trắng nước, trắng trời

a2. Ba câu điệp từ không mang sắc thái tu từ + Lúa mới cấy được mấy ngày lúa đã bén chân + Gặp cơm, tôi ăn cơm

+ Đi, tôi đi sợ gì

+ Khi tỉnh rượu lúc canh tàn

Giật mình mình lại thương mình xót xa + Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường + Mặt sao dày gió dạn sương

Câu c (SGK)

Từ những bài tập trên rút ra định nghĩa về phép điệp

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w