0
Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (Trích Đại Việt Sử kí toàn thư)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN CẢ NĂM (Trang 49 -52 )

C. DÀN Ý SƠ LƯỢC CÁC ĐỀ BÀI GỢI Ý CỦA BÀI VIẾT SỐ

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (Trích Đại Việt Sử kí toàn thư)

(Trích Đại Việt Sử kí toàn thư)

Ngô Sĩ Liên Gợi ý:

Vương nghiệp của nhà Lí- một triều đại có thời gian tồn tại khá dài của lịch sử Việt Nam, đã kết thúc ở đời nữ vương Lí Chiêu Hoàng. Vua Lí Huệ Tông không có con trai nối dõi, ngôi báu được nhường cho con gái Lí Chiêu Hoàng mới lên bảy tuổi. Vai trò lịch sử của nhà Lí đã hết, Trần Thủ Độ đã tận dụng thời cơ, khéo léo chuyển ngôi từ nhà Lí sang nhà Trần một cách êm đẹp bằng cuộc hôn nhân giữa Lí Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Dưới sự sắp đặt khéo léo của Trần Thủ Độ, Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Vai trò lịch sử của nhà Lí chấm dứt, triều đại nhà Trần được bắt đầu một cách thuận lợi. Đây là một sự chuyển giao hiếm có trong lịch sử Việt Nam. Tất cả nhờ tài năng và mưu lược của Thái sư Trần Thủ Độ. Nhà Trần đã ghi vào lịch sử dân tộc những trang vô cùng vẻ vang với một nền kinh tế phát triển ổn định và ba lần chiến thắng quân Mông- Nguyên lẫy lừng.

Dù lịch sử có một số ý kiến khác nhau về những việc làm của Trần Thủ Độ đối với nhà Lí và với cả anh em Trần Cảnh, song điểm nổi bật hơn cả vẫn là công lao của ông đối với vương nghiệp nhà Trần và với lịch sử dân tộc. Vì thế trong Đại Việt sử kí toàn thư, các tác giả đã dành những trang viết rất đẹp cho vị “ân công” của nhà Trần này.

Đoạn trích có kết cấu quen thuộc của loại bản kỉ, được chia làm hai phần. Phần 1, giới thiệu thời gian và sự kiện. Phần 2, miêu tả sự kiện và kể chuyện về nhân vật lịch sử. Kết cấu rõ ràng, diễn đạt gọn, hành văn dứt khoát, chính xác là những đặc điểm nổi bật của đoạn trích.

Hướng dẫn đọc thêm Yêu cầu cần đạt

HS đọc SGK và nêu chủ đề .

Lựa chọn 4 sự kiện và cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc

1. Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết bộc lộ khía cạnh nào về nhân cách của ông. Từ đó có nhận xét gì về nhân cách Trần Thủ Độ? 2. Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật của nhà viết sử

họa một nhân cách không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và khuyến khích cấp dưới làm như mình của Trần Thủ Độ.

a) Với người hặc tội mình

Thói đời, người ta thường ghét ai đó vạch tội mình, chỉ ít cũng không bằng lòng, trái lại, Trần Thủ Độ khác hẳn, ông thừa nhận trước mặt vua về người hặc tội: “đúng như lời người ấy nói” và bất ngờ “lấy tiền lụa thưởng cho anh ta”.

Rõ ràng, Trần Thủ Độ thẳng thắn và nghiêm khắc với bản thân. Ông còn khích lệ cấp dưới trung thực dũng cảm vạch sai lầm, tội lỗi của người khác cho dù đó là bề trên của mình.

b) Với người lính quân hiệu giữ thềm cấm.

Đây là thể hiện thái độ của Trần Thủ Độ với cấp dưới của mình. Ông không vì vợ yêu quý của mình mà vì kỉ cương phép nước. Cho nên, ông đã khích lệ người dưới quyền của mình giữ phép nước: “Người ở cấp thấp mà biết giữ phép nước như thế ta còn trách gì nữa”, bèn lấy vàng, lụa ban thưởng rồi cho về.

c) Đối với kẻ cậy nhờ xin chứa tước Trần Thủ Độ có cách ứng xử rất tế nhị: + Không làm mất lòng vợ

+ Răn đe kẻ hay cậy nhờ xin chức tước mà bản thân không đủ tư cách đảm nhiệm.

+ Cũng là răn đe vợ không được dựa vào quyền thế của chồng để làm bậy.

d) Chống lại thói kéo bè, kéo đảng, đưa anh, em họ hàng vào nắm chức vụ trong triều đình.

Qua bốn sự kiện trên, ta thấy Trần Thủ Độ là một con người thẳng thắn, cương trực, không vì mình, luôn giữ gìn kỉ cương phép nước. Đồng thời khích lệ cấp dưới thực hiện như mình, chân dung con người Trần Thủ Độ hiện lên khá rõ.

a) Lối viết sử hấp dẫn, tạo được yếu tố bất ngờ, có kịch tính.

+ ở mỗi sự kiện, Trần Thủ Độ xử sự đi ngược lại với dự toán của người đọc.

- Với người hặc tội và người lính quân hiệu giữ thềm cấm, ta tưởng họ phải chịu những cơn thịnh nộ của Trần Thủ Độ giáng xuống đầu. Song thật bất ngờ,

Trần Thủ Độ thản nhiên trả lời: “Đúng như lời người ấy nói” và “Người ở chức thấp biết giữ phép nước như thế ta còn trách gì nữa”. Cả hai trường hợp đều lấy lụa vàng ban thưởng cho. Từ bất ngờ này, dẫn đến bất ngờ khác, bất ngờ sau lớn hơn bất ngờ trước, kịch tính càng cao.

- Sự kiện người xin giữ chức Câu dương càng giàu kịch tính hơn. Khi nghe vợ thỉnh cầu xin cho người giữ chức, Trần Thủ Độ “gật đầu và biên họ tên quê quán của người đó”. Người đọc nghĩ Trần Thủ Độ đã đồng ý. Kịch tính càng cao khi “người ấy mừng chạy đến” khi nghe gọi tên mình. Một câu nói của Trần Thủ Độ làm cho người trong cuộc và cả chúng ta không thể đoán được “ngươi vì có công chúa xin cho làm chức câu đương, không ví như câu đương khác được”. Ta tưởng người đó sẽ rất được ân sủng. Nào ngờ, Trần Thủ Độ hạ câu rất tự nhiên: “Phải chặt một ngón chân để phân biệt”, kết quả là “từ đó không ai dám đến thăm nhà riêng nữa”.

b) Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật mà nhân cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

+ Mở nút mỗi sự kiện chỉ bằng hai câu. Một câu là lời nói của Trần Thủ Độ, một câu kể về hành động của ông. Người viết ngợi ca Trần Thủ Độ nhưng không có một câu ca ngợi nào. Cách viết ấy vừa kiệm lời vừa tự nhiên, vừa sâu sắc.

- Nhờ bốn sự kiện và cách ứng xử của Trần Thủ Độ để nhớ mãi nhân cách một con người thẳng thắn, không để tình nhà lấn át, giữ nghiêm kỉ cương phép nước và khuyến khích người cấp dưới mình làm tốt. - Cách viết sử kiệm lời và tạo được kích tính.

c) Chúng ta càng tự hào về con người Việt Nam , dân tộc Việt Nam, càng quý trọng di sản văn hóa dân tộc do cha ông để lại.


Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN CẢ NĂM (Trang 49 -52 )

×