- SGK, SGV Thiết kế bài bài.
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều, tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS đọc, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Trong bài thơ của Trương Nam Hương “Tâm sự với nàng Thuý Vân”, nhà thơ lắng sâu cảm xúc:
Xót thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim Ô kìa sao chị ngồi im
Máu còn biết chảy về tim để hồng Lấy người yêu chị làm chồng Đời em thể thắt một vòng oan khiên…
Bài thơ kết luận:
Ngồi ru giọt máu tượng hình chị trao Giấu đầy đêm nỗi khát khao Kiều ơi! Em biết khi nào được yêu.
Trước lời tâm sự ấy của Thúy Vân, Kiều biểu hiện tâm trạng gì, sử sự như thế nào, chúng ta tìm hiểu “Trao duyên” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
(HS đọc SGK)
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? 2. Đoạn trích (HS đọc SGK) - Giải thích các từ khó. a) Bố cục - Xác định bố cục và nội dung mỗi đoạn nói gì?
b) Đại ý
- Xác định đại ý đoạn trích
II. Đọc- hiểu
Câu hỏi 3 (SGK)
Gợi ý: Trao duyên là chuyện tế nhị, khó nói. Kiều đã nói và làm như thế nào để Thúy Vân chấp nhận?
- Tác giả: SGK trình bày vị trí đoạn trích.
Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến với gia đình Kiều vì sự xưng xuất của thằng bán tơ. Cha, em bị đánh đập tàn nhẫn, của nả bị cướp sạch. Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Công việc nhà tạm ổn, nhưng mối tình của mình thì lỡ dở. Chỉ còn lại một đêm ở nhà, ngày mai phải đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã cậy nhờ Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đoạn trích từ câu 723 đến 756 trong tác phẩm “Truyện Kiều”. (Tiêu đề do người soạn sách tự đặt ra).
SGK
Đoạn trích có thể chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 10 câu đầu: Thúy Kiều trao duyên, cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Đoạn 2: Còn lại: Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên. Đó là lưu luyến những kỉ vật, với tình yêu của mình, nàng coi hạnh phúc của mình đã chấm dứt, nàng càng đau đớn vì tình yêu tan vỡ, vì buộc phải phụ tình Kim Trọng.
- Đoạn trích miêu tả cách xử sự của Thúy Kiều khi cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đầy đau khổ tuyệt vọng của Kiều khi tình yêu tan vỡ, buộc phụ tình với Kim Trọng.
- Đem tình yêu của mình trao cho người khác là một chuyện bất đắc dĩ. Trường hợp của Kiều không thể đành được, buộc nàng phải làm như thế. Vả lại việc vợ chồng là chuyện hệ trọng cả một đời người, không yêu sao lại có thể lấy làm chồng được. Trao duyên trong hoàn cảnh của Thúy Kiều là chuyện tế nhị và khó nói.
Hãy phân tích những lời thoại này với Thúy Vân.
- Em có suy nghĩ như thế nào về lời lẽ của Thúy Kiều?
- Em có suy nghĩ gì vê cử chỉ này qua lời thoại?
- Ngoài lời nói và cử chỉ, trong trao duyên, Kiều còn nói những gì?
- Em có suy nghĩ gì về lời lẽ ấy?
- Kiều đã xử sự như thế nào, đã lựa chọn cách nói ra sao để người em gái của mình chấp nhận lời thỉnh cầu? Ngay từ lời mở đầu Kiều đã lựa chọn lời lẽ thích hợp nhất:
“Cậy em, em có chịu lời”
-“ Cậy” chứ không phải nhờ. “Cậy là thể hiện
niềm tin. Chỉ có em mới la người chị tin cậy nhất. Vì thế “cậy có sức nặng của niềm tin hơn. “Chịu lời” chứ không phải nhận lời. “Chịu lời” buộc người mình tin phải nghe theo không thể chối từ. Nếu nói nhận lời thì người nghe có thể chối từ. Trong lúc bối rối và đau khổ nhất. Kiều vẫn lựa những lời lẽ để thuyết phục đứa em ruột của mình. Bởi vì những gì nàng sắp nói ra vô cùng hệ trọng với hạnh phúc của em mình. Kiều không chỉ lựa lơi mà cử chỉ thông qua lời thoại.
“Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
- Tại sao chị phải lạy em? Làm như thế có trái với đạo lí không? Kiều lạy là đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi rồi đây Thúy Vân phải chấp nhận lấy người mình không được yêu, cụ thể “lấy người yêu chị làm chồng”.
Hai câu mở đầu đoạn trích, ta nhận ra dù trong hoàn cảnh tan nát lòng Thúy Kiều vẫn bộc lộ sự đoan trang tế nhị.
- Nàng có nói về mối tình của mình, hoàn cảnh của mình.
Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Tình sâu mà hiếu cũng nặng. Hoàn cảnh này buộc Kiều phải lựa chọn. Lẽ tất nhiên Kiều phải hi sinh tình yêu để làm tròn chữ Hiếu. Cách nói này của Thúy Kiều cốt để Thúy Vân thấy được sự hi sinh của Kiều mà thương lấy nàng. Đến đây Kiều có thể nói được những điều muốn nói:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non”
Điều muốn trao gửi, Kiều đã nói được rồi. Sau phút ấy tâm trạng của Kiều ra sao, ta đọc- hiểu tiếp.
Gợi thêm câu hỏi 1 và 4 (SGK)
- Phân tích tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên, ý thức của nàng về thân phận, về tình yêu?
Câu hỏi 2 (SGK)
- Trao kỉ vật xong, Kiều cảm nhận gì về thân phận
- Trao duyên cho Thúy Vân, Thúy Kiều trao kỉ vật.
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
+ Bức tờ mây Tờ giấy có trang trí hình mây, ghi lời thề chung thủy của Kim- Kiều.
+ Chiếc vành còn gọi là xuyến bằng vàng đồ trang sưc của phụ nữ, Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều để làm tin. Đó là những kỉ vật.
Một tiếng “giữ” không có nghĩa là “trao” hẳn mà chỉ để cho em giữ. Nhưng tiếng “chung” mới thật xa xót. Bởi đáng lẽ kỉ vật này là của riêng nàng mới đúng sao lại là của chung. Không đành được, Kiều phải trao lại cho em. Thế mới biết Kim- Kiều nồng nàn sâu sắc đến mức độ nào. Kiều vẫn trao duyên cho em chứng tỏ trong tình yêu và vì tình yêu, Kiều đã đặt hạnh phúc của người yêu lên trên hết.
Có người cho rằng khi trao kỉ vật, tâm trạng Thúy Kiều chứa đầy mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa hoàn cảnh bắt buộc và nội tâm của Kiều. Nàng đã vượt qua mâu thuẫn ấy để nhận nỗi đau về mình. Điều đó khẳng định mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều.
- Nàng coi như mình đã chết. Đó là cái chết của tâm hồn. Vì nàng ý thức hạnh phúc của mình là hết rồi, đã chấm dứt. Từ đây ngôn ngữ trong lời thoại của Kiều gợi ra cuộc sống ở cõi âm, đầy ma mị.
“Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió là hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Những từ ngữ và hình ảnh: Cách mặt khuất lời, dạ đài, người thác oan, hồn, nát thân bồ liễu, hiu hiu gió là hay chị về…
Nàng đã ý thức được thân phận của mình. Lời của Kiều là lời của một oan hồn. Tâm trạng của nàng đau đớn đến tột cùng. Nàng đã tự khóc cho mình. Đó là tiếng khóc cho thân phận.
Câu hỏi 3 (SGK)
Gợi thêm: Kiều thể hiện tâm trạng như thế nào khi nghĩ về Kim Trọng?
- Nàng quên hẳn người ngồi trước mặt mình là Thúy Vân, Kiều như đang tâm sự với chàng Kim:
Bây giờ trâm gãy bình tan Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng Ô! Kim Lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Từ đau khổ, lời thơ chuyển thành tiếng khóc. Nỗi đau cứ tăng lên mãi, đau cho một đời “hoa trôi lỡ làng” và cuối cùng tiếng khóc ấy nức nở tự cho mình là người phụ bạc người mình yêu.
NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS:
- Hiểu được Kiều, một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã- buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả: thông cảm, trân trọng đối với nhân vật.
- Hiểu được rằng Kiều có ý thức rất cao về phẩm giá bản thân. Nỗi niềm thương thân tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức vè cá nhân của con người trong văn học trung đại.
- Nắm được nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình cảnh nhân vật cũng như nội tâm của nhân vật.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách: cho HS đọc, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới
Khi con người ý thức được nhân phẩm của mình bị chà đạp, hủy hoại thì nỗi đau đớn càng trở nên quằn quại, càng thấy thương thân, tiếc thân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn (HS đọc SGK) - Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? 2. Đoạn trích (HS đọc SGK) - Giải nghĩa các từ khó - Bố cục Xác định bố cục mỗi đoạn nêu nội dng gì?
- Đại ý
Xác định đại ý đoạn trích
II. Đọc- hiểu
Câu 2 (SGK)
Gợi thêm: Đoạn 1, cảnh songs ở lầu xanh của Kiều được miêu tả như thế nào? Tâm trạng của nàn trước cảnh sống ấy ra sao?
(HS đọc 10 câu đầu – SGK)
- Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ naò trong 4 câu đầu để miêu tả cảnh sống xô bồ, nhơ nhớp, trác táng của thân phận người phụ nữ ở lầu xanh.
- Phần tiểu dẫn nêu vị trí đoạn trích.
Thất trinh với Mã Giám Sinh, bị đưa vào nhà chứa mụ Tú Bà, Thúy Kiều rút dao tự vẫn nhưng không chết. Đạm Tiên báo mộng số nàng chưa thoát kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích. Mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà bắt về đánh đập dã man, buộc Kiều phải tiếp khách, Đoạn trích này bắt đầu từ đó (câu 1229 đến câu 1248)
SGK
- Đoạn trích chia làm 2 đọan
+ Đoạn một 10 câu đầu: Cảnh sống ô nhục, trác táng, dâm dật ở lâu xanh và tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thuý Kiều.
+ Đoạn hai còn lại: Thái độ thờ ơ của Thúy Kiều trước cảnh, thú vui ở lầu xanh, thể hiện ý thức về nhân phẩm của nàng.
Miêu tả cảnh sống ô nhục, trác táng ở lầu xanh và tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thuý Kiều. Đồng thời thể hiện thái độ thờ ơ trước cảnh sống, thú vui ở lầu xanh, bộc lộ ý thức về nhân phẩm của Thúy Kiều.
- Trong 10 câu thơ đầu, có tới 4 câu tác giả miêu tả cảnh sống ở lầu xanh.
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim”
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”
“Biết bao” diễn tả sự việc xảy ra thường xuyên, rất
nhiều không thể tính được. Sau từ “biết bao” là cuộc sống xô bồ, trác táng “cuộc say đầy tháng”, “trận cười suốt đêm”. “Trận cười” chứ không phải tiếng cười của những kẻ thỏa mãn trong sắc dục, dâm dật đến điên loạn.
- Cái tài của Nguyễn Du là sử dụng các thành ngữ và tách thành ngữ để mang sắc điệu riêng:
“Ong bướm lả lơi” thành “Bướm lả, ong lơi” gây ấn tượng về sự giao tình ở chốn lầu xanh.
- Hình ảnh và nhịp thơ được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (SGK)
Gợi thêm: Sáu câu thơ của đoạn một diễn tả nội dung gì?
Em có suy nghĩ gì về ba tiếng mình?
Câu hỏi 4(SGK)
Gợi thêm: Những câu hỏi dồn dập “khi sao” “giờ sao” “mặt sao” diễn tả nội dung gì? cách sử dụng từ ngữ có gì đáng chú ý?
- Hình ảnh “lá gió cành chim” giúp người đọc có sự liên tưởng: Lá đón gió, cành đón chim như thân phận của người con gái làm những việc đưa và đón, sớm và tối. Nhục nhã bao nhiêu khi thể xác bị dày vò. Nhịp thơ diễn tả sự buông thả thân xác người con gái, mặc cho khách làng chơi tha hồ đùa cợt.
Chỉ bốn câu thơ mà cuộc sống ở lầu xanh hiện ra mồn một. Bút pháp ước lệ “lá gió cành chim” “Bướm lả ong lơi” thể hiện thân phận của nàng Kiều. Một mặt phê phán hiện thực sự cảm thông với nhân vật của Nguyễn Du. Trong dòng chảy của nhà chứa, thái độ Thúy Kiều như thế nào?
- Diễn tả nỗi thương mình của Thúy Kiều
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh …ong chường bấy thân”
Đây là 6 câu thơ diễn tả nỗi đau đớn đến tê đi tái lại:
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Chỉ khi “tỉnh rượu”, “tàn canh” Kiều mới được sống với chính mình. Đấy là lúc nàng “giật mình” xót xa vì thân xác bị dày vò, thảm hại.
- Ba tiếng mình trong câu bát cũng để chỉ một Thúy Kiều, diễn đạt nỗi đau mất mát chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay. Nỗi đau chỉ mình biết thôi, xót lắm, đau lắm. Nó không thể san sẻ cùng ai. Đây cũng là biệt tài của Nguyễn Du trong cách sử dụng từ ngữ. “Nỗi thương mình” có ý nghĩa rất mới mẻ với văn học trung đại. Con người không chỉ biết hi sinh nhẫn nhục, cam chịu mà đã có ý thức về phẩm giá nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của mình. Tư tưởng này như luồng gió mới thổi trong thơ Trung đại để thắp lên ngọn lửa lòng trong thơ Xuân Hương, Cao Bá Quát… Thương mình còn là cơ sở để thương người.
Từ nỗi đau của thân phận, lời thơ bật lên những câu hỏi:
“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường, Mặt sao dày gió dạn sương.
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”
- Những từ ngữ sóng đôi khi/ giờ, mặt/ thân đặt trong
Gợi thêm: Học sinh đọc từ “Mặc ai… với ai” - Thái độ thờ ơ của Kiều trước thú vui của khách. - Những câu thơ nào gợi lên cảnh đẹp và thú vui ở lầu xanh của mụ Tú Bà?
- Thái độ của Kiều như thế nào trước cảnh đẹp và thú vui ?
Cả quá khứ và hiện tại, cả đời sống tinh thần và thân