TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm)

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 85 - 89)

III. Củng cố IV Luyện tập

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm)

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm)

(Trích Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn. Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Hiểu được nổi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.

- Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Thế kỉ XVIII là thế kỉ đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam. Nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Sự kiện này đã khơi dậy một luồng tư tưởng mới trong giới trí thức và sau đó trở thành tư tưởng chủ đạo trong văn chương một thời. Đó là ý thức đòi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, ý thức ấy được phản ánh trong nhiều tác phẩm văn chương. Gây ấn tượng sâu sắc nhất phải kể tới tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn mà dịch giả là Đoàn Thị Điểm.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn (HS đọc SGK) - Hãy tóm tắt những nét cơ bản trình bày ở phần tiểu dẫn.

Giới thiệu vài nét về Đằng Trần Côn và tác phẩm “Chinh phụ ngâm”.

+ Đặng Trần Côn sinh và mất năm nào không rõ, ông là người làng Nhân Mục- Thanh Xuân- Hà Nội, ông sống khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, đậu Hương Cống, từng làm các chức ngự sử đài chiếu khám thời Lê- Trịnh (chức can gián vua).

Sáng tác nổi bật là tác phẩm “Chinh phụ ngâm”

+ Viết bằng chữ Hán, Chinh phụ ngâm được viết theo thể đoản trường cú (câu ngắn, dài xen nhau). Đây là khúc ngâm của người chinh phụ có chồng ra trận. Tác phẩm diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn và khát vọng, lo âu của người chinh phụ. Tác phẩm được nhiều người

2. Văn bản

(HS đọc SGK)

- Giải nghĩa các từ khó. - Bố cục

+ Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn, ý mỗi đoạn.

- Đại ý

+ Tìm đại ý đoạn trích

II. Đọc- hiểu

1. Tâm trạng của người chinh phụ sau phút biệt li tiễn chồng ra trận.

a. Tâm trạng của người chinh phụ sau phút biệt li tiễn chồng ra trận.

dịch, trong đó phải kể tới Đoàn Thị Điểm, Hồng Hà nữ sĩ, người cùng thời với Đặng Trần Côn, quê nhà Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Còn có ý kiến cho rằng đây là bản dịch của Phạm Huy ích song chúng ta vẫn theo truyền thống khẳng định bản dịch này của Đoàn Thị Điểm. SGK

Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn

+ Đoạn một từ đầu đến “Dây uyên kinh dứt, phím loan ngại chùng”. Nỗi cô đơn, lẻ loi trong chờ đợi tìm cách giải khuây không yên.

+ Đoạn 2 còn lại. Nỗi nhớ chồng ở xa, cảnh vật khiến nàng thêm ảm đạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, đau xót, khát vọng hạnh phúc và nỗi buồn chán nản của người chinh phụ sau phút biệt li tiễn chồng ra trận.

Từ câu 1 đến câu 16:

“Dạo hiên vắng thầm gieo bước

… Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

Mười sáu câu thơ đều tập trung miêu tả tâm trạng của người chinh phụ.

+ Tâm trạng ấy thể hiện qua cử chỉ của nàng. Nàng bước đi từng bước nặng nề mỏi mệt giữa hiên nhà thanh vắng:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước”

Mỗi bước đi nặng nề ấy diễn tả bao suy nghĩ trong lòng vẫn không ngoài nỗi nhớ, nỗi đau và thân phận buồn lẻ loi. Cử chỉ cũng dường như lặp lại: “Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

“Rủ” là buông xuống, “thác” là kéo lên. Chiếc rèm buông xuống rồi lại kéo lên nhiều lần cứ thế, cứ thế vì đâu, con chim thước (chim báo tin vui khi cất tiếng lêng tiếng kêu gần nhà), vẫn vô tình im bặt càng diễn tả nỗi buồn lẻ loi đến cô đơn. Những công việc thường làm đều là gượng ép:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại châu chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

Gượng miễn cưỡng soi phải chứ tâm trạng của nàng nào có thiết tha chăm chú gì đâu. Nàng chìm đắm mê man trong suy nghĩ, chợt thấy mình trong

Từ câu 17 đến câu 24 (HS đọc SGK)

+ hãy tìm và phân tích các chi tiết ngoại cảnh có tác dụng diễn tả nỗi cô đơn đau xót của người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó?

gương mà nước mắt lại chứa chan. Các từ “Sắt cầm”  diễn tả cây đàn hòa điệu ví với cảnh vợ chồng hòa hợp “dây uyên”, “phím loan” diễn tả những loài chim uyên ương, loan phượng thường sống thành đôi không rời nhau càng gợi ra nỗi cô đơn lẻ loi của nàng trong đêm thanh vắng. Nàng cố vượt ra cảm giác cô đơn nhưng không thoát nổi.

+ Tâm trạng cô đơn ấy còn thể hiện qua cảm nhận về thời gian chờ đợi.

Trong đêm khuya một mình một bóng, biết ngỏ cùng ai?

“Buồn rầu nói chẳng nên lời

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”

Nàng thức trọn cả năm canh vì nhớ thương chờ đợi:

“Gà eo óc gáy sương năm trống Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên Khắc giờ đằng đẳng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

Cảm nhận về thời gian trong lo âu, chờ đợi sao dài thế. Những hình ảnh so sánh càng tăng thêm mối sầu trong tâm trạng. Hai tiếng “dằng dặc” và “đằng đẵng” diễn tả nỗi buồn đau nặng trĩu, kéo dài theo thời gian và trùm lên cả không gian mênh mông như biển cả. Cả tác giả và dịch giả đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc với tâm trạng của người chinh phụ. Trên đời này không có nỗi buồn nào bằng tâm trạng của người phụ nữ phải sống xa chồng khi người chồng ra trận. Bởi lẽ người ra đi có bao giờ trở lại đâu? Có hiểu như thế, ta mới thấy hết nỗi buồn lẻ loi của người chinh phụ. - Các chi tiết ngoại cảnh có tác dụng biểu hiện tâm trạng cô đơn đau xót của người chinh phụ.

+ Ngọn đèn vô tri vô giác đối diện càng làm rõ nổi cô đơn. Tả tiếng gà gáy tăng thêm sự vắng vẻ khuya khoắt. Cây hòe trang điểm gợi cảm giác hoang vắng. + Nàng nhờ gió xuân gửi lòng mình tới chồng. Tứ thơ như bay ra khỏi căn phòng để hòa điệu với bát ngát của không gian.

“Lòng này gửi gió đông cỏ tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

Câu hỏi 5 (SGK)

nàng. Núi Yên ở phương Bắc xa xôi. Dẫu là ước lệ đấy mà khắc họa một không gian vô cùng, nỗi nhớ thương cũng đến vô cùng, vô tận. Câu thơ như đúc một mối tình, phổ vào hình thức đơn giản, trọn vẹn. + Mở lòng đến với không gian xa xôi, người chinh phụ tưởng tượng có người chồng của mình ở đó.

Những suy tưởng bao giờ cũng có giới hạn, nàng lại quay trở về với thực tế xung quanh. Cành cây xương đượm tiếng trùng mưa phun. Càng đọc ta càng thấy đau, thấy xót. Các yếu tố của tự nhiên như gió đông, núi Yên Nhiên và cả không gian đều có tác dụng thể hiện tâm trạng. Phải chăng nhà thơ mượn cảnh để ngụ tình. Mượn cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và cũng là tâm trạng cảm thông chia sẻ của tác giả và dịch giả. Đấy còn là không gian nghệ thuật, không gian thể hiện tâm trạng con người.

- Đoạn trích đã chọn và sử dụng từ ngữ diễn tả tâm trạng. Đây là hình ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”

đến các từ “thốc”, “dãi”, “lồng” có tác dụng khắc sâu tâm trạng của người chinh phụ.

Hàng loạt những từ láy “eo óc, phất phơ, đằng đẵng, thăm thẳm, dằng dặc, mê mải, châu chan, đau đáu…” Những từ này diễn tả hợp cảnh, hợp tình.

Biện pháp tu từ so sánh

“Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”.

Tất cả làm nổi bật tâm trạng buồn, nhớ thương của người chinh phụ. Thử phân tích một biện pháp:

“Nhớ chàng… bằng trời”

Nỗi nhớ dài, mênh mông vô tận. Không gian vô tận mở ra bằng con đường thăm thẳm vừa có độ cao và chiều dài, cũng chẳng ai đo đếm được, lẽ tất nhiên cũng không thấu hết được nỗi nhớ của người chinh phụ.

- Nhạc điệu của đoạn trích là nhạc điệu của thể ngâm khúc. Nó ai oán, xót xa phù hợp với tâm trạng con người.

+ Hai câu bảy tiếng buộc phải gieo vần trắc

Gà eo óc gáy sương năm trống Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên

Khắc giờ đằng đẵng như niên Mỗi sầu dằng dặc tựa miền biển xa

Có tác dụng diễn tả tâm trạng ở nhiều cung bậc, trạng thái của người chinh phụ.

Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 85 - 89)