HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 71 - 75)

II. Củng cố I Luyện tập

HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

(Trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa)

La Quán Trung A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa- một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.

- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.- Thiết kế bài học - Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn (HS đọc SGK) + Phần tiểu dẫn trình

bày nội dung gì? Hãy tóm tắt nội dung đó? + Tác giả

+ Tác phẩm

- Tác giả: La Quán Trung sống vào khoảng cuối Nguyên đầu Minh. Công lao nổi bật của La Quán Trung là dựa vào những câu chuyện dân gian- đặc biệt là thoại bản đời Tống (đề cương ghi chép để nghệ nhân dựa vào kể chuyện ) xây dựng thành công bộ tiểu thuyết lịch sử vĩ đại- Tam quốc diễn nghĩa.

- Tóm tắt tác phẩm: Tác giả kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô từ năm 184 đến năm 280, Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã ý) sau khi cướp ngôi Ngụy, diệt Thục, kéo quân về nam diệt Ngô, thống nhất Trung Quốc.

Ba anh em kết nghĩa vườn Đào: Lưu, Quan, Trương lúc đầu còn yếu thế phải nương nhờ Tào Tháo ở Hứa Đô, nhưng luôn nghĩ cách thoát khỏi sự khống chế đó để xây dựng lực lượng. Mượn cớ đi đánh Viên Thuật

+ Giá trị tác phẩm

ở Từ Châu, Lưu Bị đã thực hiện được ý đồ của mình, Lưu Bị cùng Trương Phi trấn giữ vùng Tiểu Bái. Tào Tháo cất quân đánh, Lưu Bị thua. Trương Phi chạy về núi Mang Đăng, Lưu Bị chạy sang Hà Bắc nương nhờ Viên Thiệu, Quan Vũ trúng kế Tào Tháo, cùng hai chị chạy về Thổ sơn, quân Tào vây chặt. Tình thế đó buộc Quan Vũ phải tạm về với Tào Tháo. Song Quan Vũ đặt ra ba điều kiện, một trong ba điều kiện đó là: khi nào nghe tin Lưu Bị ở đâu thì phải để Quan Vũ về ngay với anh. Quan Vũ qua năm cửa ải chém sáu tướng (trong đó có Tần Kì cháu của Sái Dương). Bất ngờ gặp Trương Phi, hai anh em xung đột do Quan Vũ tình ngay mà lí gian. Chém Sái Dương, anh em giải nguy. Lưu, Quan, Trương hội tụ, lực lượng lớn dẫn lại có nhiều tướng tài, mưu sự giỏi giúp sức như Khổng Minh, Hoàng Trung, Triệu Tử Văn… năm 208 Tào Tháo ào ạt kéo quân về nam, diệt Tôn Quyền, Lưu Bị đã liên minh với Tôn Quyền đánh cho Tào Tháo đại bại ở Xích Bích. Từ đó hình thành ba thế chân vạc Ngụy- Thục- Ngô. Phần còn lại kể chuyện đấu tranh giằng co ba tập đoàn phong kiến cho đến khi cục diện tam quốc chấm dứt.

Giá trị tác phẩm

+ Giá trị hiện thực là những nét cơ bản của tác phẩm, đã ghi lại một thời kì lịch sử đầy biến động của giai đoạn tam quốc, đồng thời phản ánh quy luật của xã hội phong kiến (chia và hợp).

+ Tác phẩm đã thể hiện quan điểm tác giả là ủng Lưu phản Tào. Vì vậy đã khắc họa thành công tính cách nhân vật. Tào Tháo có tài năng kết hợp với tàn bạo. Phương châm sống của y là “thà phụ người chứ đừng để người phụ”, “giết nhầm còn hơn bỏ sót” giết song lại lập thờ (giả nhân giả nghĩa). Đó là con người tuyệt gian. Đối lập với Tào Tháo là Lưu Bị. Những gương mặt: Lưu Bị- tuyệt nhân, Khổng Minh- tuyệt trí, Trương Phi- tuyệt trực, Quan Vũ- tuyệt trung, tuyệt dũng, Triệu Vân- tuyệt trung.

+ Tác giả có tài kể chuyện. Tác phẩm có tới hàng trăm nhân vật, hàng trăm trận đánh nhưng người đọc không nhàm chán, bị cuốn hút từ chuyện này sang chuyện khác, hồi này sang hồi khác.

2. Đoạn trích (HS đọc SGK) - Vị trí đoạn trích - Đại ý Xác định đại ý đoạn trích. II. Đọc- hiểu

Vì sao người soạn sách lại lấy tên cho đoạn trích là “Hồi trống Cổ thành”? (Câu hỏi 2 SGK)

Mọi chuyện kể cả tình cảm đều phải giải quyết bằng đường giáo, mũi tên.

+ Tam quốc đã trở thành tác phẩm quen thuộc với độc giả Việt Nam nhiều thế hệ. Đối với nhà văn có thể học ở tam quốc sự sáng tạo nghệ thuật, gợi ý đề tài và chất liệu văn học bổ ích.

- Hồi 28 của tác phẩm

Khi bị thua ở Tiêu Bái, Trương Phi chạy về núi Mang Đăng, tập hợp quân sĩ, Trương Phi qua huyện Tể Thánh vào vay lương thực, quan huyện không cho vay, Trương Phi cướp ấn tín, đuổi quan huyện đi. Thời gian này Quan Vũ cùng hai chị dâu nương nhờ đất Tào. Nghe tin Lưu Bị đang ở Hà Bắc, Quan Vũ bỏ Tào Tháo mang theo hai chị dâu qua 5 cửa ải chém 6 tướng, về tới Cổ Thành gặp Trương Phi. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.

- Miêu tả tính cương trực, mạnh mẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa, khiêm nhường, nhũn nhặn của Quan Vũ đồng thời thể hiện hành động mạnh mẽ của Quan Vũ: giết kẻ thù anh em đoàn tụ.

Trong hồi 28 của tác phẩm có hai câu thơ đáng lưu ý:

Giết Sái Dương anh em hòa giải Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên

(Hồi  là về, trở về). Song người soạn sách lấy tên là “Hồi trống Cổ Thành” với những mục đích: + Nó gợi lên không khí chiến trận, đoạn trích này không chỉ có mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Vũ, nó còn có mâu thuẫn giữa Quan Vũ và Sái Dương. Mâu thuẫn giữa Quan Vũ và Sái Dương là mâu thuẫn thứ yếu. Điều đáng nói là mâu thuẫn thứ yếu càng làm cho không khí trở nên căng thẳng, làm tăng thêm mâu thuẫn chủ yếu (khi đội quân Tào kéo đến càng làm tăng thêm sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Vân Trường).

+ Hồi trống còn là điều kiện, là quan tòa xác định, phán xét lòng trung thành hay phản bội của Quan Công. Ba hồi trống Trương Phi đặt ra thật khắc nghiệt. Vì Quan Vũ phải chém được đầu Sái Dương vốn là tướng giỏi của Tào Tháo, viên tướng duy nhất công khai biểu thị thái độ không phục Quan Công lại mang quyết tâm trả thù cao cho cháu ngoại.

3. Có ý kiến cho rằng - Nóng như Trương Phi

còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

thành của mình. Khát vọng minh oan đã nhân lên thành sức mạnh, tài nghị. Chỉ mới một hồi (chưa phải 3 hồi) đầu Sái Dương đã lìa khỏi cổ.

Hồi trống Cổ Thành dù mang âm vang chiến trận vẫn khác trống trận thông thường. Nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi thường.

- Trong tác phẩm ta thấy tính cách Trương Phi nóng nảy, bộc trực, đơn giản.

Song trước tình thế xác định Quan Công trung thành hay phản bội. Trương Phi hoàn toàn không đơn giản chút nào! Trương Phi hết sức cẩn trọng.

+ Trăm nghe không bằng một thấy (Tôn Càn bênh vực Quan Công, Trương Phi mắng: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt. Nó đến đây là để bắt ta đó”. Cam phu nhân và Mi phu nhân thanh minh hộ cũng vô hiệu. Trương Phi trả lời hai chị dâu: “Hai chị bị lừa dối đấy. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”). Rõ ràng lúc này Trương Phi đâu chỉ nóng nảy, đơn giản. Đối với Tôn Càn thì mắng mỏ, đối với chị dâu thì lấy quan hệ vua tôi ra làm mẫu mực để luận tội người mà mình cho là phản bội. Ai dám bảo Trương Phi là người thô lỗ. Rất tinh tế.

+ Trương Phi ra điều kiện: “Nếu mày quả có lòng thực, ta đánh ba hồi trống, mày phải chém được tên tướng ấy”. “Trương Phi thẳng cánh đánh trống”. Điều kiện của Trương Phi lúc này không thể khác. Bởi chỉ có thể lấy máu kẻ thù nhận ra lòng trung nghĩa. Vì thế hành động giơ “thẳng cánh đánh trống” biểu hiện thái độ mạnh mẽ và dứt khoát của con người trung trực. + “Đầu Sái Dương đã lăn dưới đất, Trương Phi vẫn chưa tin. Nghe tên lính Tào kể chuyện đầu đuôi, giải thích vì sao Sái Dương đến Cổ Thành, Trương Phi còn “hỏi kĩ việc Hứa Đô” vào trong thành, Trương Phi nghe kể lại “Những việc Quan Công đã trải qua… Trương Phi nghe hết chuyện rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.

+ Hai nét tính cách thô lỗ, bộc trực với tính tế vốn khác biệt. Song ở đây chúng lại thống nhất trong cùng nhân vật. Có sự thống nhất đoa là biểu hiện lòng trung

Câu 4 (SGK)

Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt?

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 10 cơ bản cả năm (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w