0
Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN CẢ NĂM (Trang 56 -61 )

II. Củng cố I Luyện tập

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

(Tản viên từ phán sự lục- trích Truyền kỳ mạn lục)

Nguyễn Dữ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn- đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.

- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động,hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV.- Thiết kế bài học. - Thiết kế bài học.

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới

Chúng ta đã tiếp xúc với “Truyện người con gái Nam Xương” trong tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. “Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện ngắn, nhân vật chính của truyện thường là những người phụ nữ có đức hạnh, khao khát cuộc sống hạnh phúc nhưng lâm vào cảnh ngộ éo le,oan khuất. Loại nhân vật thứ hai là người trí thức, có tâm huyết không chịu trói mình vào vòng danh lợi chật

hẹp. Chuyện “Chức phán sự đền Tản Viên” đã xây dựng thành công về nhân vật người trí thức ấy.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

I. Tìm hiểu chung

(HS đọc tiểu dẫn SGK) 1. Tiểu dẫn

- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Dữ và loại truyện truyền kì.

+ Nguyễn Dữ sinh ra và mất năm nào chưa rõ. Chỉ biết ông là người Gia Phúc- Hồng Châu, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, là học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, ông là con trai của tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dữ thi đỗ Hương tiến (tương đương với hương cống, cử nhân), làm quan ở Thanh Tuyền, chưa đầy một năm, ông từ quan với lí do về phụng dưỡng mẹ già, từ đấy không hề bước chân tới thành thị.

+ Truyền kì là loại truyện có nguồn gốc từ bên Trung Quốc được truyền vào Việt Nam, cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, truyện Truyền kì Việt Nam phát triển đánh dấu bằng hai tác phẩm là “Thánh Tông di thảo” tương truyền của Lê Thánh Tông và “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyền kì là loại truyện dùng yếu tố kì ảo, hoang đường làm phương thức nghệ thuật phản ánh cuộc sống, ví dụ người thường mộng đi xuống âm phủ, người lấy tiên, lấy ma, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, luyện thành tiên, hô mưa gọi gió, biến hóa khôn lường. Ngoài hai tập kể trên còn “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm, (thế kỉ XVIII), “Tân truyền kì lục của Phạm Quý Thích (thế kỉ XIX), “Lan trì kiến văn lục” của Vũ Tình (thế kỉ XIX). Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc. “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời ở nửa đầu thế kỉ XVI. Các truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê. Bóc đi cái vỏ hoang đường là hiện thực xã hội phong kiến mà tác giả muốn vạch trần phê phán. Qua truyện, người đọc thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời đề cao tinh thần dân tộc, phẩm chất người tri thức. “Truyền kì mạn lục” thực sự là “thiên cổ kì bút”.

2.Văn bản (HS đọc văn bản

và chú thích) a) Bố cục

- Xác định bố cục của truyện, nội dung của mỗi phần? b) Chủ đề - Xác định chủ thể của truyện (Câu hỏi 5) III. Đọc- hiểu 1. Nhân vật Tử Văn

- Tử Văn được giới thiệu

như thế nào? Em có suy nghĩ gì về cách giới thiệu ấy?

Câu 1 (SGK)

- Nguyên nhân vì đâu khiến Tử Văn đốt đền? Em có suy nghĩ gì về hành động đốt đền? Trong các cách trả lời, anh (chị) chọn cách nào trong SGK.

- Sau khi đốt đền, Tử Văn đã giải quyết từng sự việc như thế nào? Kết quả ra sao?

SGK

- Truyện chia làm 3 đoạn

+ Đoạn một từ đầu đến: “Không cần gì cả”: Giới thiệu Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền của chàng.

+ Đoạn hai tiếp đó đến “Tan tành như cám vậy”: Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác.

+ Đoạn ba còn lại: Tử Văn đã được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên và lời bình của tác giả. - Miêu tả người trí thức Tử Văn có tính tình cương trực, dũng cảm đốt đền, đồng thời làm rõ hành động mạnh mẽ, quyết liệt vạch mặt gian tà trước công lí, giành chiến thắng.

- Nhân vật Tử Văn được giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại.

+ Tên là Soạn

+ Quê quán: người Yên Dũng, đất Lạng Giang + Tính tình khảng khái, nóng nảy “thấy sự gian tà thì không chịu được. Vùng Bắc vẫn khen là người cương trực”.

Giới thiệu ngắn gọn nhưng gây ấn tượng cho người đọc về nhân vật chính với tính cách cơ bản. - Đền là nơi thờ cúng thiêng liêng. Vì sao Tử Văn lại đốt. Bởi vì trong làng của Tử Văn có ngôi đền rất thiêng, nhân dân thường thờ cúng nay bị hồn ma của tên tướng bại trận Bắc triều chiếm giữ, đánh bạt thổ công, đút lót các thần miếu bên cạnh, tác oai, tác quái cả một vùng. “Tử Văn tức giận, một hôm tắm rửa sạch sẽ, khấn trời châm lửa đốt”. Ta thấy nhân vật có tính cương trực, can đảm, mạnh mẽ và quyết liệt. “Thấy sự gian tà thì không thể chịu được”, tắm gội sạch sẽ khấn trời để chia sẻ với hành động của mình.

Hành động của Tử Văn còn thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ diệt trừ xâm lược (hồn ma) bảo vệ nhân dân nước Việt. Chọn phương án trả lời b + d. - Khi thấy một người “khôi ngô, cao lớn đầu đội mũ trụ tự xưng là cư sĩ đòi dựng trả ngôi đền” thì: + “Tử Văn mặc kệ vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự

Câu 2 (SGK): Việc Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì?

- Nêu ý nghĩa của cuộc đấu tranh.

- Anh (chị) chọn cách trả lời nào trong SGK.

Câu 3: Hãy chỉ ra yếu tố thần kì và tác dụng của nó trong truyện.

nhiên”

- Thấy “một ông già áo vải mũ đen, phong độ nhàn nhã” tính tình khiêm tốn đến tỏ lời mừng, Tử Văn kinh ngạc “sao mà nhiều thần quá vậy”. Nghe lời Thổ Công kể lại sự tình, Tử Văn cặn kẽ hỏi: “Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không”.

- Trước Diêm Vương, không khí rùng rợn, bị đe dọa, vu cáo sỉ nhục “tên này bướng bỉnh ngoan cố”, bị Diêm Vương mắng và uy hiếp: “Mày là một kẻ hàn sĩ sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào? “Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường chút nào”. Tử Văn cương quyết nói với Diêm Vương: “nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”. Mạnh mẽ hơn, “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”. Cuối cùng sự cương trực thẳng thắn, chính nghĩa của Tử Văn đã thắng gian tà, tên Bách hộ họ Thôi bị tống giam vào ngục Cửu u.

- Đây là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực. Một bên là con người đại diện là Tử Văn. Một bên là thần linh, ma quỷ.

+ ý nghĩa: Chính nghĩa đã thắng gian tà, thiện thắng ác. Đây là quan niệm của nhân dân qua các truyện cổ tích dân gian.

+ Khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời, đòi công lí, trọng công lí chưa thực hiện được.

+ Thế lực thần linh ma quỷ cũng phần nào phản ánh thế lực cường quyền, phong kiến bè phái đương thời Nguyễn Dữ, chúng đã vào bè phái với nhau hãm hại dân lành.

+ Lên án bọn giặc Minh đã chết vẫn còn gây tội ác.

+ Chọn a + b+ c+ d. - Các yếu tố thần kì

Câu 4 (SGK) Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ. Củng cố Luyện tập Câu 1 (SGK) Câu 2 (SGK) Viên).

+ Kể chuyện ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc, bọn quỷ sứ)

+ Đốt đền xong Tử Văn phát bệnh, quỷ sứ bắt Tử Văn đi.

+ Viên Bách hộ họ Thôi bị đầy xuống ngục Cửu u + Tử Văn đến nàh mới biết mình chết hai ngày - Truyện có kết cấu chặt chẽ bằng cách xây dựng tình huống liên kết với nhau, tạo ra xung đột ngày càng gay gắt:

+ Tử Văn đốt đền  Thấy mình sốt nóng thấy tên Bách hộ họ Thôi đến trách móc và thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự thật Bệnh Tử văn nghiêm trọng bị quỷ thần bắt đi giải đến chỗ “tội sâu ác nặng”, với quang cảnh “gió tranh, sông xám, hơi lạnh thấu xương, mấy vạn quỷ dạ xoa mắt xanh tóc đỏ” canh giữ  Tử Văn đến trước mặt Diêm Vương bị Diêm Vương quát mắng  Tử Văn bình tĩnh kể lại sự việc.

Câu chuyện kết thúc khi sự thật phơi bày, công lí được thực hiện, kẻ ác bị trừng trị, người lương thiện đều được đền đáp/

 Quan điểm của người viết không nêu trực tiếp mà ẩn sau hành động nhân vật và các sự kiện.

+ Ẩn sau nhân vật Tử Văn là thái độ bất bình và đòi hỏi công lí, tôn trọng công lí và niềm vui khi Tử Văn chiến thắng.

+ Ẩn sau chi tiết Diêm Vương xử kiện là đề cao công lí mơ ước công lí, phê phán quan chức dưới quyền Diêm Vương chưa làm hết trách nhiệm, còn ăn của đút lót, bao che cho kẻ ác.

Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).

Có thể chọn Tử Văn không chết để khi già gần trăm tuổi qua đời được nhận chức phán sự đền Tản Viên. Nếu kết kết thúc như trong truyện Tử Văn vì nhận chức ở cõi âm mà phải chết thì e có người ngộ nhận vì danh vọng ở cõi âm ti mà bỏ cõi trần cuộc sống hạnh phúc thực sự thì không nên.

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ sống khảng khái, thẳng thắn và trung thực, đã đốt ngôi đền vốn do một tên hung thần Bách hộ họ Thôi chiếm giữ (một tên

tướng bại trận của giặc Minh) để trừ hại cho dân, tên Bách hộ họ Thôi hiện về đe dọa Tử Văn. Song Tử Văn được thổ thần (chủ trì ngôi đền bị tên tướng giặc Bách hộ họ Thôi đuổi đi) báo cho biết sự thật và mách bảo cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Tử Văn đã dũng cảm vạch tội tên Bách hộ họ Thôi với đầy đủ chứng cớ, buộc hắn phải cúi đầu nhận tội. Thổ thần được phục chức và tiến cử Tử Văn giữ chức Phán sự đền Tản Viên.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN CẢ NĂM (Trang 56 -61 )

×