Hƣớng phát triển hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam trong thời gian tới của Bộ GD&ĐT

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 81 - 82)

BAN GIÁM HIỆU

3.2.1. Hƣớng phát triển hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng Việt nam trong thời gian tới của Bộ GD&ĐT

thời gian tới của Bộ GD&ĐT

Phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát đƣợc chất lƣợng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nƣớc và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học, bao gồm quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.

Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ đã xác định 15 giải pháp phải đƣợc triển khai, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nhƣ:

Tổ chức thảo luận trong tất cả các trƣờng ĐH, CĐ về: Vì sao phải nâng cao chất lƣợng đào tạo, làm gì để bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trƣờng, tuyển sinh tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lƣợng... tạo cơ sở để các trƣờng ĐH, CĐ thực hiện quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trƣớc xã hội và nhà nƣớc theo quy định của Luật Giáo dục.

Triển khai Nghị quyết 35 của Quốc hội về đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, trong đó việc tăng học phí phải đi đôi với các giải pháp nâng cao chất

lƣợng đào tạo, thực hiện tốt các chính sách tín dụng cho sinh viên, chính sách miễn giảm học phí.

Tham mƣu cho chính phủ phân công, phân cấp quản lý các trƣờng ĐH, CĐ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh.

Kiểm tra, xử lý nghiêm khắc với các trƣờng sau ba năm thành lập vẫn không đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện thành lập trƣờng ĐH, CĐ nhƣ đã cam kết.

Chƣơng trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010 – 2012 còn xác định:

Các trƣờng ĐH, CĐ phải xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho tất cả các ngành đào tạo trƣớc 12-2010, thực hiện ba công khai, gắn với chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2010.

Tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai quy trình “một cửa, một dấu” đối với việc thành lập trƣờng ĐH, CĐ, mở ngành đào tạo.

Thực hiện việc các Sở Giáo dục và Đào tạo và các trƣờng ĐH, CĐ tham gia đánh giá sự lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động của các Vụ, Cục ở Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010.

Giáo dục đại học đã có sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển đất nƣớc trong 23 năm đổi mới, bảo đảm cơ bản nhân lực trình độ cao cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, giáo dục đại học đang đứng trƣớc đòi hỏi cấp bách của cuộc sống, không thể tiếp tục phát triển quy mô đào tạo mà lại buông lỏng quản lý chất lƣợng nhƣ thời gian qua. Bảo đảm và nâng cao chất lƣợng đào tạo là vì lợi ích quốc gia, lợi ích của ngƣời học, lợi ích của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và vì lợi ích của các trƣờng ĐH, CĐ. Mỗi ngƣời chúng ta đều có trách nhiệm: Các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, lãnh đạo các trƣờng, giảng viên và sinh viên, ngƣời sử dụng lao động và xã hội. Với Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học 2010 - 2012, bám sát thực tiễn, vận dụng đồng thời năm loại quy luật, quy tắc chi phối hoạt động của hệ thống giáo dục đại học, chúng tôi tin rằng, quản lý giáo dục đại học sẽ có đổi mới căn bản sau ba năm, tạo tiền đề quan trọng nhất để giáo dục đại học đổi mới cơ bản, toàn diện trong giai đoạn 2010 - 2020.

(Nguồn: Tích bài phát biểu GS. Nguyễn Thiện Nhân Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên diễn đàn của Báo Giáo dục & Thời đại)

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển trường cao đẳng thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)