Nhóm giải pháp về yếu tố con người (nguồn nhân lực du lịch và Ý

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 90 - 110)

thức của người dân đối với dịch vụ du lịch)

Để thực hiện tốt hoạt động Marketing địa phương cần phải hết sức coi trọng đến lực lượng phục vụ trong du lịch bởi chính những người này sẽ có một sự tác động mạnh mẽ tới du khách.

* Chính quyền và các cơ quan, ban ngành chủ quản:

- Trước mắt, cần rà soát và đánh giá lại lực lượng lao động trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý.

Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên trong ngành Du lịch một cách đồng bộ từ các hộ quản lý kinh doanh, xúc tiến, thuyết minh viên, nhân viên chạy bàn, buồng phòng, đầu bếp…v.v… chuyên sâu về chuyên môn, biết ngoại ngữ để giao tiếp;

Củng cố và tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, tuyển chọn và gửi đào tạo trong nước và nước ngoài đối với cán bộ đủ tiêu chuẩn, trình độ.

Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên của huyện (được thành lập năm 2011) liên kết với các trường đại học, cao đẳng nghề, cao đẳng cộng đồng (Đại học Hải Phòng, Đại học Dân lập Hải Phòng, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Nghề du lịch và dịch vụ, Trung cấp Du lịch tư thục miền Trung và Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch) mở lớp đào tạo để có đủ hướng dẫn viên, thuyết minh viên giỏi nghề, yêu nghiệp, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên và xã hội của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế để từ đó có thể dễ dàng thu hút các học sinh tốt nghiệp phổ thông theo học nghề, giúp cho họ có một tay nghề kỹ thuật vững chắc, nhất là nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch địa phương.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với chính quyền và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chủ trương của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vị trí, vai trò của kinh tế du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thay đổi tư duy trong quản lý nhà nước về du lịch, tránh khô cứng, máy móc, sáo mòn; trong lựa chọn chiến lược đầu tư vào du lịch, tránh hiện tượng “vơ bèo vạt tép”, “mạnh ai nấy chạy”, thiếu tư duy hệ thống trong quy hoạch về phát triển du lịch, dẫn đến băm nát những trọng điểm du lịch và nguy cơ tụt hậu lâu dài về du lịch.

- Phát huy tốt vai trò của doanh nghiệp và cá nhà đầu tư trong phát triển du lịch địa phương. Cần thay đổi nhận thức về vai trò của doanh nghiệp, không nên coi doanh nghiệp đóng trên địa bàn hiện nay là “công cụ” để nâng cao thu nhập cho địa phương hoặc nhóm cá nhân nào đó. Cần quan niệm cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương giống như đối tác của mình trong nỗ lực cải thiện hình ảnh về địa phương, giúp nâng cao vị thế của địa phương nhằm lôi kéo, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Cộng đồng Doanh nghiệp và cư dân địa phương:

- Mỗi doanh nghiệp cần nhận thức rõ rằng: doanh nghiệp đóng trên địa bàn là một kênh quan trọng để triển khai các hoạt động marketing địa phương nhằm thu hút du khách đến với quần đảo Cát Bà. Mặt khác, bằng những mối quan hệ trong kinh doanh của mình, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn hoàn toàn có thể trở thành kênh xúc tiến, thu hút thêm các nhà đầu tư du lịch mới cho địa phương. Vì vậy doanh nghiệp cần cần có chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch phù hợp, có chính sách tuyển dụng lao động đúng đắn, bố trí và phân công lao động phù hợp với trình độ và năng lực của từng người. Cải

thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch, có chế độ ưu đãi khen thưởng và kỷ luật phù hợp

- Cộng đồng địa phương có một vai trò rất lớn trong sự phát triển du lịch, các hoạt động du lịch đều có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Vì thế, để nâng cao khả năng thu hút khách cần tác động đến ý thức của cộng đồng để họ thực sự trở thành những người bảo vệ các đối tượng du lịch thông qua các hoạt động cụ thể để cộng đồng dân cư:

+ Nắm bắt rõ về kế hoạch thực hiện marketing địa phương; có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường du lịch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch bền vững;

+ Tổ chức các hoạt động trong cộng đồng để mọi người đều hiểu rõ được cách thức ứng xử có văn hóa với khách du lịch, thân thiện, hòa đồng là một yếu tố quan trọng trong thu hút khách đến địa phương.

+ Có những động thái cụ thể thể hiện sự ủng hộ những hoạt động của doanh nghiệp mang lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng dân cư; kịp thời lên án với những hoạt động của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng.

+ Chủ động, tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường (xã hội và tự nhiên), tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là tại khu vực các vụng, vịnh Lan Hạ, các bãi tắm. Tạo ý thức và tiến tới xác lập quy chuẩn về môi trường xã hội và tự nhiên xanh, sạch, đẹp, môi trường văn hóa du lịch văn minh ở các điểm, khu du lịch.

KẾT LUẬN

Ứng dụng marketing vào thu hút khách hàng nhằm phát triển ở địa phương là cách tiếp cận hiệu quả trong điều kiện kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Mỗi địa phương cần phải biết tạo ra những sản phẩm, những dịch vụ có giá trị nhằm tạo ra sức hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu. Việc ứng dụng được thực hiện bằng cách tạo ra những sản phẩm và dịch vụ, trên phạm vi rộng lớn hơn phạm vi một địa phương, và sử dụng các nỗ lực marketing nhằm thu hút sự chú ý tiêu dùng của khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn.

Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004 và đang được đề cử để được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Vì vậy, để ngành du lịch của địa phương được phát triển bền vững, cần có sự nhận thức đầy đủ về các nguồn lực và cần xây dựng được chiến lược phát triển du lịch có tính chiều sâu, chuyên nghiệp và có thể thông qua việc phát huy vai trò quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch, huy động sự vào cuộc của cộng đồng dân cư, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước,..v.v….

Để những chiến lược, giải pháp đã nêu trong luận văn “Marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo Cát Bà” thành công trên thực tiễn, tác giả đề xuất với các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng nên xem xét tạo điều kiện tốt nhất giúp Cát Bà nhanh chóng có được cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại; có cơ chế đặc thù trong công tác quản lý tại Cát Bà – một địa danh du lịch nổi tiếng cần “mở cửa” đồng thời cũng là địa bàn vừa là trọng yếu về quốc phòng – an ninh nhằm đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển –hải đảo;

Đề nghị Tổng cục du lịch Việt Nam cần hướng dẫn địa phương xây dựng chiến lược phát triển du lịch của địa phương trên cơ sở cụ thể hóa chiến lược của quốc gia. Đặc biệt là giúp địa phương xây dựng đề án trình Chính phủ trong những năm tới quyết định thành lập Khu Du lịch quốc gia Cát Bà, thúc đẩy nhanh việc đề nghị UNESCO công nhận Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Đề nghị Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức công tác nghiên cứu và chỉ đạo cung cấp thường xuyên và cập nhật thông tin cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan. Hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp đào tạo về kỹ năng tổ chức thông tin thị trường, quản lý chất lượng và đổi mới công nghệ.

Đề nghị chính quyền địa phương quan tâm hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch; triển khai kế hoạch, chương trình hành động cụ thể đến các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đợn vị trên địa bàn, các doanh nghiệp và tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo quần chúng nhân dân địa phương. Chỉ đạo vận động xây dựng các chi hội thuộc Hiệp hội Du lịch tăng cường liên kết tiềm lực, quy tụ, phát triển hệ thống cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ về chất như Chi hội Lữ hành, Chi hội Khách sạn, Chi hội Vận chuyển khách du lịch, Chi hội Làng nghề du lịch;

Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội của địa phương cần chủ động hơn trong công tác tuyên truyền đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân về văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch; tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong việc xây dựng và gìn giữ hình tượng du lịch địa phương, bảo tồn, gìn giữ các giá trị, tiềm năng của quần đảo Cát Bà, làm giầu thêm những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tác giả nhận thức rõ rằng: hiểu biết của mình về các vấn đề kinh tế- xã hội nói chung, về lĩnh vực du lịch - dịch vụ du lịch nói riêng còn có sự hạn chế và kiến thức chuyên sâu về Marketing – một lĩnh vực khoa học rộng lớn và tương đối mới ở Việt Nam chưa nhiều. Do đó, kết quả nghiên cứu và đề xuất trong luận văn mới chỉ có phần thành công về mặt lý luận và áp dụng trong thực tế có thể không đạt được như mong muốn của mình. Trong quá trình triển khai, chắc chắn cần phải có những điều chỉnh chặt chẽ hơn nữa để các chương trình marketing địa phương có được những giá trị thực tiễn cao và phù hợp với từng thời điểm cũng như với từng đối tượng nhà đầu tư cụ thể.

Kính mong có sự tham gia góp ý, chỉnh sửa cụ thể của các thầy cô, các nhà khoa học, nhà quản lý để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn!

1. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng cáo Marketing Du lịch, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

2. PGS.TS Vũ Trí Dũng (2005), Marketing địa phương và vùng lãnh thổ với việc thu hút đầu tư để phát triển.

3. TS. Nguyễn Đình Hòa (2008), “Du lịch cộng đồng và xóa đói giảm nghèo”, Tạp chí kinh tế phát triển, số 136 - 2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. GS. TS Hồ Đức Hùng (2004), Thực trạng và giải pháp Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh.

5. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Văn Mạnh (2006) “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Ninh Bình”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

7. Martin Roll (2009), Chiến lược Thương hiệu Châu Á, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

8. Philip Kotler và CTG (2004), “Marketing các địa phương Châu Á, Thành phố Hồ Chí Minh”, Giáo trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Marketing Địa phương Marketing Asian Places.

9. Ban thường vụ Thành ủy Hải phòng (2004) “Phát triển Cát Hải đến năm 2020 định hướng đến 2030”, Nghị quyết số 16 NQ/TU ngày 27/01/2004. 10. Ban thường vụ thành ủy Hải Phòng (2006), “Phát triển du lịch Hải

Phòng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”, Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 22/11/2006.

11. Bộ chính trị Trung ương Đảng (2003), “Phát triển Hải Phòng đến 2020 định hướng đến 2030” Nghị quyết số 32 -NQ/TW, ngày 05/8/2003. 12. Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2009), “hướng dẫn phối hợp

13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), “Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vị chức năng quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch”, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011.

14. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch”, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007.

15. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch”, Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007.

16. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch”, Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007.

17. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch”, Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007.

18. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2007), “ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện”, Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007.

2473/QĐ-TTg , ngày 30 tháng 12 năm 2011.

20. “Cẩm nang Marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” (2005),

Nghiên cứu điển hình du lịch đảo Cát Bà, Tổ chức FUNDESCO biên soạn và xuất bản.

21. Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng (2006), “Đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”, Nghị Quyết số 20/2006/NQ-HĐND ngày 19/12/2006.

22. Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2007)

“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007.

23. Đảng bộ huyện Cát Hải (2010), Nghị quyết đại hội, Đại hội khóa 10, nhiệm kỳ 2010-2015.

24. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Quyết định số 44/2005, ngày 14 tháng 6 năm 2005.

25. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Non nước Việt Nam, NXB Hà Nội.  Các Website 1. http://www.dulichvietnam.info 2. http://www.hoaphuongdo.vn/ 3. http://www.nganhanhtravel.com.vn 4. http://www.haiphong.gov.vn/ 5. http://newstartour.com 6. http://www.kiemlam.org.vn/ 7. http://www.vietime.com

Huyện đảo Cát Hải:

Huyện đảo Cát Hải có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc là quần thể gồm gần 400 đảo ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh

Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 60 km đường biển, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km.

Huyện Cát Hải có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Cảng Hải Phòng và vùng Đông Bắc Tổ quốc. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 345 km2. Dân số huyện đảo tính đến thời điểm hiện nay là 29.419 người sinh sống tại 2 đảo lớn là đảo Cát Bà và Đảo Cát Hải.

Đảo Cát Hải gồm thị trấn Cát Hải và các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Phù Long, Văn Phong. Đây là một bãi bồi bằng phẳng, trống trải, mỏng yếu được cấu tạo bằng dãy cát pha chạy dọc, cao 2-2,5m rất dễ bị sóng triều xâm thực, xói mòn. Hiện nay, Cát Hải đang được bao bọc bởi một lớp đên chắn sóng kiên cố. Một số dự án trọng điểm quốc gia đang được thi công trên đảo như Đường ôtô Tân Vũ - Lạch huyện; Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

Đảo Cát Bà gồm có thị trấn Cát Bà - Trung tâm hành chính của huyện và 5 xã Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Hiền Hào. Người cổ Cát Bà chính là một bộ tộc thành viên của người Lạc Việt, cư dân của quốc gia

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 90 - 110)