Về việc áp dụng các chính sách marketing địa phương :

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 63 - 69)

2.3.3.1. Chính sách sản phẩm :

Tác giả xin trích câu nói của Bà K.More kiến trúc sư Hoa Kì để đánh giá về chính sách sản phẩm đặc trưng của Cát Bà: “Dường như khách đến Cát Bà tham quan thắng cảnh sẵn có mà chưa có sự tổ chức để “biến” tiềm năng thiên nhiên thành những sản phẩm du lịch độc đáo, có sức lôi cuốn du khách, mà vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của Cát Bà”;

Mặc dù Cát Bà đã có sự chú trọng đến việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch song hiệu quả khai thác không cao. Các doanh nghiệp du lịch chưa tổ chức tốt được việc hướng khách du lịch đến những giá trị nổi bật của du lịch Cát Bà như: cho khách khám phá gần 20 hang động lớn nhỏ trên đảo Cát Bà (đều được nhận xét là đẹp, hấp dẫn và hoang sơ), thăm và tham gia các hoạt động khai thác thuỷ hải sản tại khu rừng ngập mặn Phù Long, thăm làng cổ xã Việt Hải, lặn biển ngắm san hô, chèo thuyền kayak trên các vụng, vịnh Lan Hạ, các tuyến du lịch mạo hiểm như leo núi ở Liên

Minh, săn dê tại đảo Long Châu…Về hoạt động lưu trú: các nhà hàng, khách sạn ở đây chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, chỉ có tỷ lệ thấp khách sạn là được xếp hạng sao; một số khu du lịch sinh thái tại các Bãi Tháp nghiêng, Bãi Cát Ông, Bãi Cát Dứa 2, Bãi Nam Cát tuy nhiên hiện đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hoặc còn thiếu các dịch vụ bổ sung .

Biểu đồ 2.2: Đánh giá sở thích của du khách với Cát Bà

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.3.2. Chính sách giá:

Có thể đánh giá chung là du lịch Cát Bà chưa có chính sách giá đồng nhất, mặc dù địa phương đã chỉ đạo thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết . Trên thực tế hiện tượng đội giá phòng, giá của các dịch vụ trên bãi biển như thuê phao, ghế ngồi…hầu như năm nào cũng xảy ra. Mức độ chênh lệch về giá trong những ngày cao điểm và những ngày vắng khách đôi khi lên đến 300%, 400% đặc biệt tại những nhà hàng, khách sạn có quy mô nhỏ. Do chưa xác định các điểm neo đậu và cho phép tàu chở khách du lịch phục vụ khách ngủ đêm trên Vịnh Lan Hạ (khách nước ngoài ) gắn với việc

phát hành vé tham quan, lệ phí khai thác tour, tuyến trên vịnh, nên tạo kẽ hở trong việc lách luật trong quản lý, kênh giá, đội giá, cắt tours của các tầu thuyền chở khách thăm quan vịnh biển, đảo.

Tóm lại, do chưa có chính sách giá hợp lý nên môi trường cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Cát Bà chưa thực sự lành mạnh. Việc đó cũng gây nên thất thoát nguồn thu ngân sách dẫn đến thiếu nguồn kinh phí để huyện hỗ trợ cho công tác quảng bá - xúc tiến, tổ chức các sự kiện du lịch tại khu du lịch hoặc bổ sung nguồn tái đầu tư hạ tầng cơ sở du lịch.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của du khách về giá cả của các dịch vụ - du lịch Cát Bà

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.3.3. Chính sách phân phối :

Việc chọn lựa và quản lý các kênh thương mại để sản phẩm chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic còn nghèo nàn chủ yếu là phân phối qua một cấp trung gian hoặc phân phối trực tiếp. Số lượng các trung gian phân phối như văn phòng du lịch, các công ty kinh doanh du lịch có tầm vóc quốc gia và quốc tế còn ít. Sự phối kết hợp giữa các trung gian này với các nguồn cung cấp dịch vụ như các nhà hàng khách sạn còn yếu kém và chưa có hệ thống:

- Hoạt động lữ hành: trong 5 năm qua đã xây dựng, bổ sung thêm 01 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nâng tổng số đơn vị hoạt động lữ hành quốc tế trên địa bàn huyện lên 3 doanh nghiệp; cấp và đổi 33 thẻ hướng dẫn viên du lịch, nâng tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ là 75 và đào tạo được trên 10 thuyết minh viên điểm. Nhìn chung, do năng lực kinh doanh của các công ty lữ hành còn yếu nên mới khai thác chủ yếu được thị trường khách du lịch nội địa và đón khách nước ngoài qua các Tours lớn từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của chuyên gia về chất lượng dịch vụ của Du lịch Cát Bà

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp:

Cát Bà đã thành lập một bộ phận chuyên đảm trách công việc này là Trung tâm hướng dẫn & phát triển du lịch Cát Hải (có phòng thông tin, trưng bày, quảng cáo về du lịch nhằm phục vụ khách du lịch đến tham quan, giúp họ nắm bắt được các thông tin như giờ, tàu phà, xe ô tô, xe bus, thông tin về các tour du lịch hiện có, thông tin, hình ảnh về các địa danh, cung cấp thông tin về các nhà hàng, khách sạn trên đảo…);

Hàng năm huyện phối hợp với Báo Hải Phòng, Đài PTTH Hải Phòng tổ chức giải đua thuyền rồng tranh cúp Báo Hải Phòng vào dịp kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Hải (31/3/1959), tham gia lễ hội hoa phượng đỏ, thăm gia giải thuyền rồng quốc tế tổ chức 2 năm/lần tại Quảng Châu – Trung Quốc, tham gia giới thiệu, mở rộng mối quan hệ phát triển du lịch, quảng bá du lịch Cát Bà tại lễ hội biển Brest tại Cộng hòa Pháp định kì 4 năm một lần.

Xây dựng một số trang wedsite: catba.com.vn, catbabay.com.vn và từ tháng 1 năm 2013 đã kết hợp với Báo Người đại biểu điện tử lập trang chuyên đề “Cát Bà - tiềm năng và triển vọng”. Hình ảnh về Cát Bà và du lịch Cát Bà cũng đã xuất hiện trên một số tờ báo như tờ báo chuyên ngành về du lịch Việt Nam, trên đài truyền hình Hải Phòng, chương trình “Du lịch bốn phương”, chuyên mục “Địa phương tự giới thiệu”, trên sóng VTC10, VTC16, VTV4 của đài phát thanh và truyền hình Việt Nam…

Tuy nhiên, chất lượng của các trang Web về du lịch Cát Bà còn rất hạn chế về nội dung và Cát Bà còn thiếu một chiến lược quảng bá có quy mô lớn, lộ trình cụ thể để thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế và mặc dù có nhiều cố gắng nhưng .

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của chuyên gia về chương trình khuyến mại, quảng cáo chăm sóc khách hàng

2.3.3.5. Chính sách nhân sự hay Yếu tố con người (People):

Cát Bà chưa có một chiến lược tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ của địa phương. Do yêu tố mùa vụ nên các doanh nghiệp, nhà hàng thường tuyển nhân viên theo yêu cầu phục vụ khách trong các tháng mùa hè. Ngoại trừ một số các khách sạn lớn như khách sạn Holiday View, khách sạn các Hoàng Tử, Cat Ba Sunrise Resort, CatBa Island ResortSpa có đội ngũ công nhân viên được đào tạo bài bản và thường xuyên được đánh giá, nâng cao chất lượng thì đến 75% lao động cho ngành du lịch ở đây là tận dụng lao động bản địa, chưa qua đào tạo hoặc 1 số ít là tốt nghiệp Trung học nghiệp vụ du lịch Hải Phòng… vì vậy kiến thức về văn hoá du lịch, sản phẩm du lịch và ngoại ngữ của người dân bản địa và đội ngũ dịch vụ gián tiếp (xe ôm, quầy hàng lưu niệm..) còn thấp.

Biểu đồ 2.6: Đánh Giá của du khách về môi trường xã hội của DL Cát Bà

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 63 - 69)