0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đánh giá tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của du lịch Cát Bà:

Một phần của tài liệu MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ (Trang 49 -61 )

2.2.1. Phân tích SWOT của du lịch Cát Bà :

2.2.1.1. Cơ hội :

- Nghị quyết số 32 - NQ/TW của Bộ Chính trị là lời khẳng định, hứa hẹn cho tiềm năng phát triển du lịch của Cát Bà: “Xây dựng và phát triển để Hải Phòng xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch của miền duyên hải Bắc Bộ và giao cho thành phố Hải Phòng phối hợp với Tổng cục Du lịch nghiên cứu xây dựng đảo Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước”

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam xác định Hải Phòng cùng với Hà Nội, Quảng Ninh tạo thành một tam giác động lực tăng trưởng du lịch quan trọng nhất của vùng Bắc Bộ và du lịch cả nước, đóng vai trò đặc biệt trong đó là vai trò quan trọng của Cát Bà. Việt Nam đã gia nhập WTO đã

tạo thị trường ngày càng rộng lớn cho các sản phẩm của địa phương được tiếp cận với thị trường thế giói… Đặc biệt sản phẩm du lịch lịch sinh thái rừng và biển của Hải Phòng nói chung và của Cát Bà nói riêng có tiềm năng lớn có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, là một trong 7 vùng trọng điểm du lịch của cả nước .

- Nghị quyết số 16 - NQ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ (Khoá 12) về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020 đã chỉ rõ tiềm năng, lợi thế và tạo điều kiện về các cơ chế chính sách đặc thù, các nguồn lực để Cát Hải phát triển.

- Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và của Hải Phòng trong đó có Cát Bà đều có sự gia tăng về khách. Khách du lịch từ thị trường Pháp đến Việt Nam tăng khoảng 12,3%/năm; tương tự từ thị trường Trung Quốc là 9,7%/năm, thị trường Nhật là 10,2%/năm, v…v… Đối với thị trường khách du lịch nội địa, nhu cầu du lịch cũng tăng nhanh cùng với sự gia tăng về nhu cầu đi hành hương, lễ hội; tăng thời gian nghỉ cho người lao động; sự cải thiện về mức sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

- Sự phát triển của 2 hành lang kinh tế - du lịch Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh và Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh đang được Chính Phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển, bên cạnh đó Hải Phòng mới chính thức nâng cấp sân bay Cát Bi lên thành sân bay quốc tế (khởi công ngày 19/3/2013), Cảng cửa ngõ quốc tế nằm trên địa bàn huyện Cát Hải (khởi công ngày 10/4/2013), Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong đó có Cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải sẽ rút ngắn thời gian để đi từ Hà Nội đến Cát Bà chỉ còn 90 phút.

- Trường Đại học Queensland (Australia) phối hợp với thành phố Hải Phòng xây dựng phòng học tập thí nghiệm đầu tiên trên thế giới tại Cát Bà thu hút đông đảo sinh viên quốc tế đến nghiên cứu, học tập tại Cát Bà.

- Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đang đệ trình Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới và xây dựng Geopark (Công viên địa chất) Cát Bà càng làm rõ thêm những giá trị nổi trội của quần đảo Cát Bà.

- Nguồn di dân tới Cát Bà , đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao di dân tới thì sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực mọi ngành nghề ở đây, và đặc biệt là cho phát triển du lịch.

2.2.1.2. Thách thức :

- Du lịch chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tỷ trọng kinh tế của Hải Phòng (1,8%) , do vậy chưa thu hút sự quan tâm chỉ đạo, sự ưu đãi vốn cho đầu tư phát triển, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch Cát Bà của các cấp, các ngành, chính quyền Thành phố. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính chưa thật sự thông thoáng, không hấp dẫn, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch.

- Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch : Do đặc tính du lịch theo mùa, nhất là Cát Bà lại là một đảo, nên phần lớn các loại hình du lịch phải gắn với biển, và vào mùa hè. Do vậy vào mùa này thì khách du lịch đến rất đông, nhưng vào các mùa còn lại trong năm thì khách lại rất vắng, tần suất thuê phòng ở các khách sạn, nhà nghỉ cũng giảm đi đáng kể. Theo số liệu thống kế, nếu như trong mùa du lịch cao điểm (từ tháng 5 đến tháng 9) công suất sử dụng phòng trung bình của Cát Bà đạt khoảng 57,4% thì trong mùa thấp điểm con số này chỉ đạt 38,6%.

- Các yếu tố kinh tế mới cũng tạo thách thức và đưa ra yêu cầu ngày càng cao đối với du lịch. Đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các điểm, trung

tâm du lịch trong nước và quốc tế; đó là tiêu chuẩn dịch vụ ngày càng cao và yêu cầu phục vụ ngày càng chuyên nghiệp; nhu cầu mua sắm của du khách trước những sản phẩm du lịch địa phương đã có sự bão hoà.

- Du lịch Cát Bà phát triển trong bối cảnh phải chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị “khu dự trữ sinh quyển” và “khu bảo tồn sinh học biển” Chính vì trách nhiệm bảo tồn Vườn quốc gia và KDTSQTG nên khi quy hoạch phát triển du lịch, lãnh đạo của ngành du lịch cũng như của huyện đảo Cát Hải luôn phải chú ý đến việc đi đôi với bảo vệ các TNTN đó, điều này đôi khi làm hạn chế việc mở rộng, phát triển du lịch… tạo mâu thuẫn giữa bảo tồn các giá trị tự nhiên và yêu cầu phát triển du lịch.

- Tình trạng “chồng chéo” trong quản lý giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước ở địa phương, các pháp nhân khác như UBND các xã, Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ban quản lý cá vịnh Cát Bà, BQL khu bảo tồn sinh học biển .

- Ô nhiễm môi trường gắn với sự phát triển đô thị, phát triển của ngành kinh tế biển và nhất là hoạt động du lịch không bền vững trên đảo Cát Bà làm hạn chế khả năng thu hút khách.

- Là một quần đảo nằm trong khu vực biên giới biển nên Cát Bà chưa được phép kêu gọi đầu tư nước ngoài vào đây bởi các qui định của của Chính phủ tại Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển .

2.2.1.3. Điểm mạnh :

- Sự đa dạng về thiên nhiên của đảo Cát Bà, vừa có rừng lại vừa có biển, các vịnh và đảo nằm liền kề tạo nên một khu liên hợp, rất thích hợp cho nhiều loại hình du lịch . Khách du lịch đến với Cát Bà là từ nhiều nơi trên thế giới, bởi với mỗi nhóm du khách, Cát Bà lại có nét hấp dẫn riêng mà họ muốn khám phá.

- Sự đa dạng về tài nguyên vùng phụ cận như Đồ Sơn, Hạ Long… Ngoài đặc điểm tự nhiên của riêng mình, Cát Bà còn được thiên nhiên ưu đãi nằm bên cạnh Vịnh Hạ Long - một di sản thiên nhiên thế giới đã rất nổi tiếng từ lâu và Đồ Sơn- một khu du lịch cũng lâu đời không kém. Chính vì vậy, khách du lịch nào ghé chân đến Vịnh Hạ Long cũng muốn được một lần ghé qua Cát Bà để tự mình thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp hoang sơ của nó.

- Chức năng là KDTSQTG nên Cát Bà có được sự quan tâm đến việc đầu tư cho khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên : Đây chính là một điểm mạnh mà không phải khu du lịch nào cũng có được. Ngoài ra, chính điểm này đã là một điểm nhấn giúp Cát Bà thu hút thêm được lượng khách du lịch đang ngày một tăng. Ngoài ra, Cát Bà còn được thụ hưởng các chương trình môi trường từ các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường như IUCN, WWF, SNV: Cát Bà luôn được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới cả về mặt tài chính lẫn về mặt kỹ thuật để bảo vệ môi trường du lịch .

- Cơ sở hạ tầng ở Cát Bà được phát triển một cách mạnh mẽ, các nhà hàng, khách sạn mọc lên rất nhanh, cùng với đó là các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các dịch vụ vui chơi giải trí đang được đầu tư phát triển…đặc biệt các tuyến giao thông thủy, bộ, các phương tiện đưa đón du khách ra với Cát Bà đang được đầu tư xây dựng, ngày một thuận lợi.

- Cát Bà đang thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, các tours du lịch lớn với một thị trường đầy tiềm năng.

- Cư dân địa phương thân thiện, hiếu khách, không có các tệ nạn như ăn xin, ăn trộm, móc túi..An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt.

2.2.1.4. Điểm yếu :

- Quy hoạch tổng thế kiến trúc không gian và quy hoạch cụ thể khu điểm du lịch còn rất chậm, mang tính dự án nhỏ lẻ, chưa có tầm nhìn vĩ mô cùng sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới.

- Khả năng hạn chế về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. Chưa có được các công cụ, giải pháp để quản lý cho tốt chất lượng của các sản phẩm du lịch mà các doanh nghiệp đưa ra. Hiệp hội du lịch Cát Bà mặc dù đã được thành lập nhưng không phát huy được vai trò trên thực tế hoạt động.

- Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, đặc biệt là hạn chế về đổi mới, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp) còn rất chậm

Đội ngũ nhân lực phục vụ cho ngành du lịch Cát Bà vừa yếu vừa thiếu; nhất là còn rất thiếu những người có khả năng nói được những thứ tiếng phổ biến như Tiếng Anh, Trung , Nhật và tiếng “hiếm” như Ý, Thái Lan, Đức… điều này gây khó khăn cho việc thực hiện dẫn các tour mỗi khi khách đến từ các nước này có nhu cầu.

- Công tác thông tin quảng bá, hướng dẫn du khách còn thiếu và yếu (chưa có bản đồ cẩm nang du lịch phục vụ khách quốc tế, chưea có được một đội ngũ hưỡng dẫn viên chuyên nghiệp); Việc xây dựng tuyến tham quan du lịch còn chưa phong phú, tính liên kết của Hải Phòng đối với các địa phương phụ cận, đặc biệt đối với Hà Nội và Quảng Ninh trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu: Trước hết về cơ sở lưu trú, phát triển tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch, số cơ sở lưu trú cao cấp còn quá ít, chưa có khách sạn, cơ sở nào được xây dựng với quy mô có thể đáp ứng việc tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế . Đường điện 110 KV được triển khai đưa điện từ Yên Hưng - Quảng Ninh về đảo để thay thế cho đường điện 35 KV cũ song tại đây vẫn tồn tại tình trạng mất, thiếu điện đặc biệt là vào mùa cao điểm. Nước sinh hoạt được sử dụng từ nguồn nước mặt trên đảo là chủ yếu và vẫn còn bị thiếu cục bộ vào vùa du lịch cao điểm... Về hệ thống viễn thông: toàn đảo có một trung tâm bưu điện, phần lớn người dân đều có điện thoại bàn và tất cả các mạng di

động lớn như Mobile, Viettel, Vinaphone… đều đã phủ sóng đến đây , tuy nhiên dịch vị Wifi chưa được cung cấp đồng bộ. Hệ thống Bệnh viện, trạm y tế, nhà vệ sinh công cộng đã được đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất song còn thiếu các bác sĩ, y tá có chuyên môn cao.

- Sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đầu tư đúng mức: Theo số liệu thống kê từ năm 2008 -2012 trong tổng số 34 dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 15.000 tỷ đồng thì có số dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch (Khu du lịch khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí, sân golf… khu Resost nghỉ dưỡng, sinh thái cao cấp; 10 khu dịch vụ kinh doanh bãi tắm) bằng 54% số dự án với tổng vốn đầu tư là 9.000 tỷ đồng (bằng 60% tổng vốn các dự án được duyệt). Các sản phẩm của du lịch Cát Bà được xác định trong các quy hoạch như du lịch làng quê, công viên biển với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái tùng – áng, du lịch sinh thái với việc quan sát Vọoc Cát Bà, du lịch “home-stay” tại làng Việt Hải, du lịch mạo hiểm, v…v… vẫn chưa có được sự đầu tư thỏa đáng. Sản phẩm về du lịch văn hóa cũng chưa được đầu tư khai thác, vì vậy các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, phong tục tập quán cũng chỉ hầu như là khai thác cái sẵn có, thiếu đồng bộ, ít hấp dẫn để chào bán cho khách.

- Ngân sách địa phương (thành phố) chưa có sự đầu tư xứng đáng cho các hoạt động xúc tiến hàng năm .

Bảng 2.2: Ma trận SWOT về phát triển du lịch Cát Bà

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Điểm mạnh (Strong) Điểm yếu (Weak)

1 – Tính đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên của đảo Cát Bà là tiền đề tạo nên các loại hình du lịch phong phú.

1 - Thiếu Quy hoạch phát triển du lịch bền vững.

2 - Nằm trong vùng trọng điểm của du lịch Bắc Bộ là Cát Bà - Hạ Long - Đồ Sơn. 3 - Cát Bà đang thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, các tours du lịch lớn với một thị trường đầy tiềm năng.

4 - Được thụ hưởng các chương trình môi trường từ các tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường như IUCN, WWF, SNV. 5 - Cư dân địa phương thân thiện, hiếu khách; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt, không có các tệ nạn như ăn xin, ăn trộm.

6 – Cơ sở hạ tầng du lịch đã phát triển khá.

Nhà nước đối với lĩnh vực du lịch. 3 - Tính liên kết vùng du lịch chưa rõ ràng. Chưa có được một chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch cụ thể . 4 - Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.

5 - Sản phẩm du lịch còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa cao.

6- Cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu: Tình trạng thiếu nước ngọt, thiếu điện, thiếu y, bác sĩ có chuyên môn cao.

7 - Nguồn lực tài chính cho công tác xúc tiến du lịch thiếu.

Cơ hội (Opportunity) Thách thức ( Threat)

1 –Trung ương và thành phố ngày càng có nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Đặc biệt là Việt Nam đã tham gia OMT, PATA , WTTC đã tạo hành lang pháp lý tốt cho du lịch vùng, địa phương phát triển.

2 - Nhu cầu của du khách quốc tế đến Việt Nam ngày một tăng do có sự ổn định về an ninh chính trị. Sự phát triển của 2 hành lang kinh tế - du lịch Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh và Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh sẽ thu hút lượng lớn du khách Trung Quốc đến với Cát Bà. 3 - Cơ sở hạ tầng địa phương đang được đầu tư: Sân bay Cát Bi trở thành sân bay

1- Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính chưa thông thoáng.

2 - Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch .

3 - Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các điểm, trung tâm du lịch trong nước và

Một phần của tài liệu MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ (Trang 49 -61 )

×