1.2.1.1.Du lịch và các loại hình du lịch
- Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm.
Luật Du Lịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006) đã nêu rõ: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Các loại hình du lịch
+ Du lịch tham quan di tích - thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam.
+ Du lịch văn hóa: Du lịch lễ hội, du lịch hoa. Du lịch phố cổ. Du lịch làng nghề. Du lịch ẩm thực.
- Du lịch “xanh”: Du lịch hướng về thiên nhiên (Du lịch sinh thái, Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh). Ở Việt Nam, du lịch “xanh” cũng là một hình thức “giữ chân” du khách nội địa.
- Du lịch MICE: loại hình du lịch theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo. Ngoài ra còn có các loại hình du lịch như Du lịch tuần trăng mật , Du lịch mua sắm , Du lịch thể thao , Du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm…
- Du lịch Teambuilding: các tour kết hợp du lịch tham quan, nghĩ dưỡng với các chương trình Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên với nhau.
1.2.1.2. Bản chất của dịch vụ du lịch
Du lịch là một loại hình dịch vụ va có những đặc điểm cơ bản như sau:
* Dịch vụ có tính vô hình
Dịch vụ không thể kiểm tra qua các giác quan mà chỉ khi dùng mới biết được, nên việc thông tin, truyền miệng giữa các khách du lịch với
nhau, lời khuyên của các chuyên gia du lịch rất quan trọng trong việc tiếp thị... Những thứ hàng mà khách du lịch mua được lại không chuyển trực tiếp đến tay khách du lịch được vì chúng là vô hình, cái chuyển đến được chỉ là sự cảm nhận.
* Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời:
Đối với du lịch cũng là ngành dịch vụ tại chỗ: sản xuất và tiêu thụ tại chỗ. Dịch vụ không được sản xuất hàng loạt (vì đối tượng khách du lịch, mục đích của khách du lịch ngay trong cùng một tour du lịch, một khách sạn cũng không giống nhau ...
* Tính không lưu giữ hay tồn kho của dịch vụ:
Dịch vụ không thể lưu kho, dịch vụ tự tiêu hao theo thời gian. Một địa điểm du lịch, một tour du lịch sẽ lỗi thời, sẽ nhàm chán đối với khách du lịch theo thời gian. Trang thiết bị du lịch cũng sẽ lạc hậu dù có dùng hay không cũng lạc hậu với thời gian do sự phát triển khoa học kỹ thuật và cạnh tranh. Dịch vụ nếu không bán được như nước chảy lãng phí ra ngoài.
* Các kênh phân phối:
Ngành du lịch không có hệ thống phân phối vật chất như các ngành sản xuất vật chất khác, nên không có thể vận chuyển hàng hoá du lịch đến các nơi. nên ngành du lịch phải có rất nhiều trung gian, môi giới trong lữ hành và khách sạn: tức là phải có các đại lý, các văn phòng đại diện, các tổ chức điều hành du lịch.
* Xác định giá thành:
Sản phẩm hàng hoá được ước tính chính xác về các chi phí. Nhưng dịch vụ du lịch vừa có tính không đồng nhất, vừa vô hình. Cùng một khách sạn, cùng một loại phòng ngủ nhưng đối tượng khách du lịch yêu cầu dịch vụ lại khác nhau. Do vậy việc xác định lập kế hoạch, việc xác định chi phí giá thành và giá bán rất khó chính xác và hợp lý.
* Mối liên hệ của dịch vụ với người cung cấp các dịch vụ:
Một số dịch vụ gắn liền với những cá nhân tạo ra chúng, vì vậy chất lượng dịch vụ gắn liền với con người. Một tour du lịch có nội dung tốt nhưng hướng dẫn viên tồi sẽ làm giảm cái hay, cái đẹp của tour. Một khách sạn tốt, trang thiết bị nội thất tốt, nhưng nhân viên tiếp tân “không tốt”, nhân viên phục vụ phòng “không lịch sự, vui vẻ” sẽ không tạo được những tình cảm của khách du lịch đối với công ty với khách sạn của mình. đầu bếp giỏi sẽ tạo ra nhiều món ăn lạ, độc đáo cho nhà hàng phục vụ ...Do vậy trong một công ty du lịch, một khách sạn du lịch, mọi người, mọi bộ phận đều phải làm Marketing, Marketing là của mọi người.
1.2.1.3. Khách du lịch:
Khách du lịch là một khách thăm trú tại một quốc gia (địa phương) trên 24 tiếng và nghỉ qua đêm tại đó với các lý do khác nhau như kinh doanh, hội nghị, tham than, nghỉ dưỡng, nghỉ lễ, giải trí, nghỉ mát…Liên hợp quốc định nghĩa khách du lịch là người sống xa nhà trên một đêm và dưới một năm vì chuyện làm ăn, hay để giải trí loại trừ nhân viên ngoại giao, quân nhân và sinh viên du học.
Theo Luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Phân loại khách du lịch: Theo điều 34 của Luật du lịch năm 2005: khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác:
+ Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc. + Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
+ Phân loại khách theo khả năng thanh toán: Việc xác đinh khả năng thanh toán của khách du lịch sẽ là điều kiện để các nhà kinh doanh cung cấp cácdịch vụ một cách tương ứng thích hợp khả năng chi trả của từng đối tượng khách. Trên đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khách du lịch thường dùng.