Về công tác xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường:

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 62 - 63)

Cát Bà đã biết tận dụng được những ưu thế của mình là sự đa dạng về thiên nhiên, kết hợp 3 môi trường: Rừng - Biển - Đảo để tạo cho mình những thị trường mục tiêu cụ thể, từ đó tạo ra những sản phẩm phù hợp với từng thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Chẳng hạn đối với thị trường khách du lịch trong nước thường đến với Cát Bà chủ yếu là thăm rừng Quốc gia Cát Bà, làng Việt Hải, làng nổi trên bến Bèo, rồi vịnh Lan Hạ và tắm biển, thưởng thức hải sản. Thời gian lưu trú của khách nội địa không nhiều (1,5 đến 2 ngày/ khách) và chi tiêu tiết kiệm. Vì vậy Cát Bà đang nghiên cứu để thu hút lượng khách đến từ các địa phương Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – là những địa bàn sẵn có nguồn khách có khả năng chi trả cao đến Cát Bà.

Khách quốc tế đến Cát Bà chủ yếu với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng (tắm biển, thưởng thức hải sản, leo núi. bơi lặn biển, chèo thuyền kayak, đạp xe đường rừng, đi bộ đường rừng..) ngoài ra là khách đến do công việc, thăm thân nhân (khách Trung Quốc). Đối với thị trường khách quốc tế nhìn chung Cát Bà đã phân đoạn thị trường mục tiêu rất rõ ràng, cụ thể vào những quốc gia tiềm năng, có lượng khách đến Cát Bà lớn và đã cố gắng để có thể phục vụ nhóm khách này một cách tốt nhất.

Một thành công của du lịch Cát Bà trong việc tạo lập và định vị hình ảnh của mình trong thị trường du lịch quốc gia và khu vực thời gian qua đó là: Cát Bà - một điểm đến du lịch vẫn giữ được vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của rừng -biển - đảo.

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 62 - 63)