Chiến lược Marketing các sản phẩm đặc trưng của địa phương

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 75 - 78)

Đây là những điểm nổi bật của địa phương có giá trị thu hút khách cao. Các điểm nổi bật này có thể do thiên nhiên ưu đãi, lịch sử để lại hay do địa phương xây dựng nên.

Quần đảo Cát Bà có thể được coi là một trong những vùng đất kỳ lạ bậc nhất trên hành tinh. Có 7 hệ sinh thái điển hình liền kề, kế tiếp nhau phát triển trong Di sản, bao gồm: Hệ sinh thái rừng mưa trên đảo đá vôi lớn nhất Châu Á; Hệ sinh thái rừng ngập mặn còn nguyên vẹn lớn nhất vùng đảo của Việt Nam còn giữ nguyên vẻ hoang sơ ban đầu; Hệ sinh thái vùng triều với các khảm sinh vật bám đặc sắc; Hệ sinh thái rạn san hô phát triển trên diện tích lớn nhất Vịnh Bắc Bộ; Hệ sinh thái hồ nước mặn là hệ đặc thù chỉ có ở Cát Bà – Hạ Long; Hệ sinh thái đáy mềm tương đối bằng phẳng; Hệ sinh thái hang động. Đặc biệt trên đảo có loài Voọc Cát Bà được Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) xác định là loài đặc hữu với 63 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà. Nơi đây còn có Vịnh Lan Hạ - là một trong những vịnh biển đẹp nhất vịnh

Bắc Bộ . Như vậy tạo hóa đã đem đến cho Cát Bà một lợi thế vô cùng thuận lợi trong việc xây dựng những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ngoài việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng thiên nhiên kể trên, Cát Bà cần tập trung xây dựng và quảng bá một số sản phẩm du lịch đặc trưng khác: + Quan tâm đầu tư khai thác và bảo vệ tốt vệ sinh môi trường của các bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh,… những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy.

+ Đầu tư cơ sở vật chất, chuyên gia hướng dẫn về lặn biển để du khách có thể quan sát hệ sinh thái san hô với nhiều hải sản quý như bào ngư, ngọc trai, tôm rồng cùng những đàn cá đủ màu sắc mang lại cho nơi đây vẻ đẹp rực rỡ hiếm có. Thăm pháo đài Thần Công - một di tích lịch sử, một điểm cao mà du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh đảo Cát Bà từ trên cao, cả Vịnh Cát Bà được gói gọn trong tầm mắt với những chấm điểm xuyết của tàu bè. Tham quan đảo Khỉ trên đảo Cát Dứa nằm trên vịnh Lan Hạ có bầy khỉ (tồn tại tự nhiên từ ngàn năm nay) vui nhộn, rất thích hợp cho đoàn khách có trẻ nhỏ.

Khám phá hang động như Động Trung Trang (có thể chứa hàng trăm người), Động Quân Y (cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi).

+ Thăm vườn Quốc gia Cát Bà với hệ thực vật, động vật phong phú và nguyên sơ là điểm tham quan không thể bỏ qua khi du lịch đảo Cát Bà. Bạn có thể thử trải nghiệm cảm giác đi bộ trong khu rừng, hòa mình vào thiên nhiên để bất ngờ gặp được loài thú quý hiếm như khỉ đầu đỏ, vọoc…

+ Du lịch khảo cổ tại khu di chỉ Cái Bèo - với nhiều khảo vật cổ có niên đại đại đến trên 4 ngàn năm của ngưồi Việt Cổ; thăm tìm hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của các đề thờ, miếu mạo trên các đảo.

+ Tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng ở các xã Hiền Hào, Xuân Đám, Việt Hải, Gia Luận, Trân Châu,.. tham gia các hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hoá của người dân nơi đây.

+ Một trong những sản phẩm đặc sắc của biển đảo Cát Bà cần giới thiệu và quảng bá đến du khách gần xa đó là hương vị của những món đặc sản biển, những sản vật của vùng được khai thác, đánh bắt tại ngư trường ven bờ nhiều dưỡng chất của biển Đông Bắc bộ như Tu hài Cát Bà, ốc trinh nữ,…dê, gà liên minh, bào ngư Bạch Long Vĩ..và mua sắm những món quà đặc trưng: Nước mắm Cát Hải, Mắm tôm Hoàng Châu, Mực khô Cát Bà, Cá Thu một nắng, Tôm nõn,..hay một số đặc sản có chức năng bồi bỏ tốt như cá ngựa, rắn đẻn, bào ngư, Mật ong bách hoa rừng Cát Bà, các sản phẩm từ Habiscuss (Hồng hoa) vườn đồi Cát Bà.

3.2.3.Chiến lược Marketing cơ sở hạ tầng:

Hiện nay, Cát Bà chủ yếu khai thác yếu tố thiên nhiên mà chưa có một quy hoạch tương xứng với những gì mình có. Vì thế cần quy hoạch lại để Cát Bà thực sự trở thành một môi trường lý tưởng cho phát triển du lịch.

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo ra một phạm vi tiếp thị rộng rãi ở thành phố Hải Phòng, các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng như ở nước ngoài.

Với Cát Bà, một địa danh du lịch với thế mạnh là biển đảo. Song đây cũng là một sức cản lớn cho du lịch Cát Bà phát triển nếu không giải quyết tốt vấn đề giao thông, vận chuyển hành khách giữa đất liền ra đảo và giữa các đảo với nhau. Trong thời gian tới Cảng của ngõ quốc tế Hải Phòng (trên địa bàn huyện) hoàn thành sẽ đưa hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực miền Bắc đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ , đồng thời góp phần thu hút lượng lượng khách du lịch lớn đến Cát Bà qua đường biển quốc tế. Mặt khác đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện được xây dựng sẽ nối liền đảo Cát Hải với

đất liền và hệ thống đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 10 tạo ra hệ thống giao thông đồng bộ với các tỉnh phía Bắc. Trước những cơ hội thuận lợi đó, Cát Bà cần chủ động qui hoạch và kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống giao thong nội bộ trên đảo với phương châm thuận tiện, không động cơ, không ô nhiễm nhằm đảm bảo giữ vững cảnh quan, môi trường vừa tạo ra một sản phẩm du lịch đặc biệt cho du khách đến đảo Cát Bà.

- Song song với giao thông thuỷ bộ, cần có chiến lược đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện lưới quốc gia hiện có để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho các dịch vụ du lịch. Đặc biệt với đảo Cát Bà cần có lộ trình cụ thể để xử lý triệt để chất thải và đảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân và du khách.

- Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các phương tiện chở khách, chở hàng hoá chất lượng cao trên các tuyến đường bộ, đường thuỷ, đặc biệt là các tuyến mới như Gia Luận – Tuần Châu, Gia Luận – Cát Bà, tuyến tàu cao tốc Hải Phòng – Cái Viềng, Hải Phòng – Gia Luận. Ưu tiên thu hút được các doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có chiến lược kinh doanh du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Cát Bà đầu tư xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí hấp dẫn, các phương tiện vận chuyển du khách chất lượng cao.

- Tăng cường triển khai các giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng, hợp tác đầu tư; xây dựng chiến lược, quy hoạch, nhất là các quy hoạch có tính chất liên vùng như quy hoạch xây dựng hạ tầng, quy hoạch phát triển du lịch, qui hoạch không gian biển, phân vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với quần đảo cát bà (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w