0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Du lịch Cát Bà (2008 – 2012):

Một phần của tài liệu MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ (Trang 46 -49 )

Du lịch Cát Bà có tuổi đời rất trẻ - chỉ thực sự trở thành một ngành kinh tế của địa phương khoảng hơn chục năm. Năm 1982 công ty du lịch Cát Bà được thành lập với nhiệm vụ phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nghỉ ngơi, an dưỡng là chính. Sau năm 1994, một số nhà nghỉ tư nhân được đầu tư xây dựng với qui mô nhỏ, khách ra đảo phải thường phải nghỉ nhờ nhà dân. Tuy nhiên kể từ đầu 1998 cùng với sự có mặt của mạng lưới điện quốc gia và sự ra đời của các chính sách khuyến khích và của cơ chế đổi mới đã góp sức tạo cho Cát Bà nói chung và du lịch Cát Bà nói riêng một diện mạo mới.

Hình 2.1: Quần đảo Cát Bà (Ảnh vệ tinh)

Mấy năm trở lại đây kinh tế du lịch, dịch vụ của Cát Bà đã vươn lên mạnh mẽ. Hằng năm thu hút gần một triệu khách du lịch. Khách quốc tế chủ yếu từ thị trường :EU (Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha..), ASEAN (Thái Lan,Malaysia, Singapore), Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Trong đó khách đến nhằm mục đích du lịch chiếm đến 81%. Cơ cấu khách du lịch đến từ các thị trường có khả năng chi trả cao được duy trì khá ổn định. So với những năm gần đây khách du lịch từ Trung Quốc đi theo quy chế 849 có dấu hiệu tăng trở lại trong khi khách từ thị trường Châu Á, ASEAN, Mỹ tăng thì thị trường EU lại giảm nhẹ. Lượng khách du lịch trong nước vẫn tiếp tục tăng và chủ yếu vẫn đến từ các tỉnh thành phố lân cận. Doanh thu từ hoạt động du lịch lên đến hơn 400 tỷ đồng trong năm 2008 và đạt 652 tỷ đồng năm 2012. Tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ đã chiếm tới 66% trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo. Số lượng người lao động tham gia vào khu vực này cũng không ngừng tăng lên theo đà phát triển của ngành du lịch.

Bảng 2.1: Hoạt động du lịch Cát Bà qua các năm (số liệu tương đối)

Nguồn: Phòng Văn hoá – Thông tin- Thể thao và du lịch Cát Hải

TT Các chỉ tiêu Năm2004 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng số khách (lượt người) 328.00

0 760.000 1.005.000

1.126.50

0 1.203.000 1.335.000

- Khách quốc tế (lượt người) 118.00

0 250.000 286.200 303.500 310.000 320.500

- Khách nội địa (lượt người) 210.00

0 510.000 718.000 823.000 893.000 1.014.500 - Ngày khách 1.020.50 0 1.340.000 1.461.80 0 1.594.300 1.802.000 2 Doanh thu từ du lịch (tỷ đồng) 43 212,5 335,4 369,8 541,0 652 3 Tổng số khách sạn, nhà nghỉ 90 107 112 122 148 154 - Số phòng nghỉ 1500 1910 1985 2234 2.531 2.769 - Số giường nghỉ 3000 3909 4050 4500 4.942 5.315 - Số khách sạn xếp hạng sao 17 20 21 21 25 27 + Khách sạn 3 sao 0 0 0 03 03 + Khách sạn 2 sao 9 10 11 13 14

+ Khách sạn 1 sao 11 11 10 09 10

4 Số lao động trực tiếp (người) 600 2000 2400 2800 3.000 3.500

Từ kết quả của bảng tổng hợp tăng bình quân cơ sở vật chất, khách đến Cát Bà giai đoạn 2008 -2012 cho thấy bức tranh tổng thể về tốc độ phát triển của các cơ sở lưu trú, các cơ sơ và phương tiện phục vụ du lịch tăng trưởng với tốc độ bình quân là >10% dần đáp ứng nhu cầu của du khách.

Biểu đồ 2.1: Số lượt khách du lịch (2008-2012)

Nguồn: Phòng VH-TT-TT &DL

Lượng khách du lịch đến Cát Bà tăng đều hằng năm; doanh thu từ du lịch tăng 38,5%. Điều này chứng tỏ du lịch Cát Bà ngày càng thu hút được nhiều du khách tham quan và nghỉ dưỡng, Cát Bà là điểm đến du lịch của vùng và lãnh thổ Việt Nam.

Số lao động tăng với tốc độ bình quân 17,3%/năm, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương và các tỉnh thành lần cận. Chuyển dịch dẫn cơ cấu từ nông nghiệp sang du lịch, dịch vụ. Giảm thiểu việc khai thác rừng và săn bắt động vật quý hiểm của khu dự trữ sinh quyền thế giới

quần đảo Cát Bà. Tạo cho môi trường sinh thái và du lịch Cát Bà hấp dẫn và phát triển bền vững.

Nhìn chung, dịch vụ du lịch Cát Hải tuy có nhiều tiến bộ trong những năm qua. Năm 1998, số lượng khách đến Cát Bà đạt 230.000 lượt, ngành du lịch- dịch vụ của huyện mới chiếm tỷ trọng 19% trong cơ cấu kinh tế của huyện thì đến năm 2012 số lượng khách đến Cát Bà đạt 1.335.000 lượt (trong đó có 320.500 lượt khách quốc tế) và ngành du lịch- dịch vụ đã đạt tỷ trọng 66% trong cơ cấu kinh tế của huyện Cát Hải; giá trị sản xuất của ngành ước đạt trên 900 tỷ đồng…Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, giải quyết việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong kinh tế địa phương nhất là từ khi Cát Bà được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, mô hình để liên kết phát triển giữa du lịch sinh thái - biển - đảo tạo lực đẩy cho phát triển mô hình kinh tế chất lượng đang được thực hiện hiệu quả ở đây.

Một phần của tài liệu MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ (Trang 46 -49 )

×