3.1.2.1. Mục tiêu chung:
- Trên cơ sở thế mạnh của mình, quần đảo Cát Bà hướng đến là ưu tiên phát triển du lịch sinh thái rừng - biển là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch khám phá, du lịch công vụ theo hướng xây dựng sản phẩm văn hóa đặc thù có sức mạnh cạnh tranh cao trong nước và khu vực.
- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong phát triển các lĩnh vực du lịch - dịch vụ.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là cần thiết có một cơ sở hạ tầng cứng (cải thiện tình trạng giao thông, nước ngọt , điện lưới, khách sạn, nhà hàng, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc,...) và cơ sở hạ tầng mềm (Phát triển lợi thế, Chất lượng cuộc sống, Năng lực của lực lượng lao động và tính chuyên nghiệp, Văn hóa, Quan hệ giữa con người, Phong cách quản trị, Sự năng động và linh động, Tính chuyên nghiệp khi tiếp xúc với khách hàng, Tư duy kinh doanh) thích hợp tạo ra một môi trường thuận lợi cho một trong những khách hàng mục tiêu quan trọng tạo ra một phạm vi tiếp thị rộng rãi ở thành phố Hải Phòng, các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng như ở nước ngoài. Nếu thực hiện được như vậy thì khách du lịch nói riêng và các đối tượng khác sẽ biết về Cát Bà nhanh hơn và nhiều hơn tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2014 quần đảo Cát Bà được Tổ chức UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.
- Đến năm 2020, Cát Bà đón khoảng 2 - 2,25 triệu lượt khách du lịch, (trong đó khách quốc tế đạt 1-1,2 triệu lượt /10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế của Việt Nam).
- Đến năm 2020 giá trị sản xuất lĩnh vực du lịch dịch vụ huyện chiếm tỷ trọng từ 75% trở lên (năm 2012 là 66%). Dịch vụ du lịch góp vào tổng thu ngân sách địa phương đạt 40 - 45% vào năm 2020 (hiện nay là 10-11%).
- Đến năm 2020, có 90% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của huyện được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý du lịch, ngoại ngũ, tin học phù hợp với lĩnh vực công tác; 70% - 80% nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch người địa phương.
Hình 3.1: Bản đồ du lịch Việt Nam
Nguồn: Dulichvietnam.info