5. Kết cấu của luận văn
3.2.2.3. Tình hình phân quỹ khám chữa bệnh
Thực hiện Thông tư số 10/2009/TT- BHYT hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT có hiệu lực thi hành từ 01/10/2009 với mục địch tăng khả năng tiếp cân dịch vụ y tế cho người dân và giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tạo điều kiện để phát triển y tế cơ sở. Đến nay qua hơn 2 năm thực hiện Trên địa bàn huyện Phổ Yên bước đầu cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Việc đưa thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu về y tế cơ sở đã từng bước đi vào nề nếp. Việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại y tế cơ sở tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế thuận tiện nhất, giảm tải ở tuyến tỉnh và tuyến Trung ương, đồng thời tạo điều kiện để hai tuyến này tập trung phát triển y tế chuyên môn sâu, giảm các chi phí không cần thiết khi điều trị các bệnh thông thường ở tuyến trên. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu về y tế cơ sở còn chậm và thực hiện chưa triệt để nhất là ở tuyến y tế cấp xã.
Tình hình đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu đối với đối tượng BHYT tự nguyện hộ Nông dân của huyện Phổ Yên được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5 Tổng hợp đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tháng 12-2011
ĐVT : Thẻ
STT Cơ sở khám chữa bệnh MBV Số thẻ
1 Bệnh viện C 013 11
2 Bệnh viện 91 QKI 015 2
3 Công ty CP Bệnh viện ĐK trung Tâm 016 2 4 TT Khám chữa bệnh đa khoa hạng 3- BV 91 021 3.319
5 Bệnh viện Đa khoa phổ yên 008 3.844
6 Trạm y tế TT Bãi bông 801 77 7 Trạm y tế TT Bắc sơn 802 171 8 Trạm y tế TT Ba Hàng 803 157 9 Trạm y tế xã Phúc tân 804 167 10 Trạm y tế xã Phúc thuận 805 373 11 Trạm y tế xã Hồng tiến 806 1.076 12 Trạm y tế xã Minh đức 807 329 13 Trạm y tế xã Đắc sơn 808 68 14 Trạm y tế xã Đồng tiến 809 103 15 Trạm y tế xã Thành công 810 166 16 Trạm y tế xã Tiên phong 811 641 17 Trạm y tế xã Vạn Phái 812 52 18 Trạm y tế xã Nam Tiến 813 167 19 Trạm y tế xã Tân hương 814 138 20 Trạm y tế xã Đông cao 815 256 21 Trạm y tế xã Trung thành 816 419 22 Trạm y tế xã Tân phú 817 119 23 Trạm y tế xã Thuận thành 818 313 Tổng 11.970
Qua bảng đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu chỉ tính riêng cho đối tượng hộ Nông dân ta cũng có thể thấy đã có tình trạng mất cân đối ở các cơ sở y tế. Người mua thẻ chủ yếu đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Phổ Yên và TT Khám chữa bệnh đa khoa hạng 3- BV 91 chỉ với hai cơ sở này đã chiếm đến 59,84 % số thẻ đăng ký khám chữa bệnh ban đâu. Còn lại các trạm y tế tuyện xã chiếm một tỷ lệ rất ít, cá biết có những trạm y tế chỉ có vài chục người đăng ký như Trạm y tế xã Vạn Phái có 52 người, Trạm y tế TT Bãi bông 77 người hay Trạm y tế xã Đắc Sơn có 68 người. Trong khi đó số người tham gia BHYT tự nguyện hộ Nông dân ở các xã này là một con số lớn hơn rất nhiều (Xã Đắc Sơn có 994 người tham gia, xã Vạn phái có 203 người …) Việc mất cân đối trong việc thực hiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu này không chỉ xẩy ra với đối tượng là hộ Nông dân mà với tất cả các đối tượng tham gia BHYT khác.
Từ thực trạng nêu trên thì điều bất cập đầu tiên và ai cũng có thể nhìn thấy chính là tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Không chỉ là cảnh người bệnh chen chúc, xếp hàng từ đêm chờ lấy số phiếu khám bệnh, có bệnh viện bố trí 03 bệnh nhân nội trú/01 giường nằm, lại có bệnh viện, bệnh nhân vừa mổ xong phải ngồi truyền dịch hoặc nằm ngoài hành lang truyền dịch. Những yêu cầu tối thiểu về điều kiện cơ sở vật chất, chăm sóc bệnh nhân không đảm bảo. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, qua thực tế công tác kiểm tra thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại một số địa phương trong năm 2011, việc thực hiện không nghiêm túc quy định tại Thông tư 10 không chỉ gây khó khăn cho tất cả các tuyến y tế trong việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ (y tế cơ sở không có bệnh nhân, không nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không có nguồn thu để phát triển, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị; y tế tuyến trên ôm đồm
công việc của y tế tuyến dưới, không còn thời gian phát triển chuyên môn sâu) mà còn gây gia tăng chi phí khám, chữa bệnh. Ví dụ như với những bệnh cảm cúm thông thường, nếu điều trị ở tuyến dưới chỉ mất từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng là có thể khỏi bệnh thì lên tuyến trên, chi phí lên tới hàng triệu đồng và chủ yếu là chi cho dịch vụ cận lâm sàng. Bên cạnh đó, do cơ sở y tế tuyến trên cách xa về địa lý, mật độ người khám, chữa bệnh đông đã làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ của người tham gia BHYT. Điều này đồng nghĩa với việc người có bệnh không được điều trị kịp thời, khả năng biến chứng của bệnh cao, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, vừa là một trong những nguyên nhân dẫn tới chi phí y tế tốn kém.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ chuyên môn của y, bác sỹ tại một số y tế cơ sở chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, dẫn tới sự thiếu tin tưởng của người bệnh đối với y tế tuyến dưới. Những người có thẻ BHYT đã được đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ở các cơ sở y tế tuyến trên từ trước, nay rất khó chấp nhận chuyển nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu về tuyến dưới. Bên cạnh đó, do sức ép về việc đảm bảo nguồn thu để có thể thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43, nhiều bệnh viện tuyến trên muốn giữ nhiều thẻ đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, thậm chí đã xảy ra tình trạng cơ sở y tế vận động các cơ quan, đơn vị đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện mình để được hưởng ưu đãi…
Theo nhận định của các chuyên gia y tế, trong hệ thống chăm sóc sức khỏe công lập, trạm y tế xã là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau. Nhiệm vụ của trạm y tế xã là thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm và phòng, chống dịch bệnh. Theo đánh giá của Bộ Y tế, hàng năm, y tế cơ sở phải đảm nhiệm khoảng 75-80% dịch vụ khám, chữa bệnh, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ khác như tiêm chủng
mở rộng, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Những năm qua, Nhà nước đã có sự đầu tư nhất định đối với hệ thống y tế cơ sở nhằm đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc thực hiện đưa người có thẻ BHYT về khám, chữa bệnh ban đầu tại y tế cơ sở sẽ đảm bảo lợi ích của cả ba bên:
- Thứ nhất, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhân dân. Người dân không phải đi xa để khám, chữa bệnh, những bệnh thông thường được phát hiện sớm, điều trị tích cực và nhanh khỏi. Khi khám, chữa bệnh ở tuyến dưới không mất thời gian chờ đợi. Không chỉ giảm bớt chi phí cho cá nhân mà còn góp phần giảm bớt các chi phí hành chính cho xã hội.
- Thứ hai, giảm quá tải cho cơ sở y tế tuyến trên. Các cơ sở y tế tuyến tỉnh và Trung ương có điều kiện tập trung điều trị bệnh nhân tuyến hai và nâng cao trình độ chuyên môn sâu, thực hiện đúng vai trò, chức năng của y tế tuyến trên.
- Thứ ba, tăng nguồn thu cho cơ sở y tế tuyến dưới, cùng với đó là việc tăng cường các dịch vụ chuyên môn và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sỹ tuyến dưới.
Để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, dự kiến đến năm 2014, ít nhất trên 75% người dân sẽ có thẻ BHYT. Nhanh chóng hoàn thành việc thực hiện Thông tư 10 về chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT ban đầu về y tế cơ sở là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được mục tiêu “vì sự hài lòng của người bệnh”, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cấp tuyến y tế cơ sở cả về trang thiết bị, hạ tầng cơ sở vật chất và con người. Bộ Y tế cũng cần có quy định phân tuyến rõ ràng về chuyên môn, tạo điều kiện cho y tế các tuyến phát huy được trình độ chuyên môn của mình, góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.