Một số kinh nghiệm phát triển BHYT Nông thôn Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.2.Một số kinh nghiệm phát triển BHYT Nông thôn Trung Quốc

Chúng ta đều biết, trước năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội theo hướng thị trường, trong đó hầu như người dân phải tự trang trải toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Một mặt, các BV phát triển nhanh các kỹ thuật Y học, kéo theo chi phí một đợt điều trị tăng nhanh. Mặt khác người bệnh hầu như phải bỏ tiền túi ra để chi trả đã làm lực cản khá lớn để người dân tiếp cận với các dịch vụ KCB. Đến năm 2002, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định đổi mới hệ thống y tế, Trong đó có đổi mới tài chính Y tế theo hướng tăng chi tiêu công. Phát triển bảo hiểm y tế.

Hiện nay dân số Trung quốc là 1,3 tỷ người. Một nửa số đó là cư dân nông thôn. Khoảng 25 – 30% số người sống ở các khu đô thị là lao động nông thôn di cư. Do vậy ở Trung Quốc đã phát triển ba trương trình BHYT: Chế độ bảo hiểm hợp tác xã (HTX) nông thôn mới ( NCMS ) cho cư dân nông thôn, BHYT cơ bản cho công nhân và viên trước thành thị ( UEMBI ) và BHYT cơ bản cho cư dân thành thị ( URBMI ). Ba chương chình BHYT cơ bản này đã bao phủ khoảng 95 % dân số Trung Quốc ( 2011 ). Bên cạnh đó Trung Quốc cũng thành lập quỹ hỗ trợ Y tế cho người nghèo và các chương trình bổ sung cho một số nhóm đối tượng khác.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu về chương trình BHYT để bảo vệ cư dân nông thôn trước những rủi ro tài chính do bệnh tật gây ra và cải thiện tiếp cận y tế.

Trước hết tại sao là BHYT hợp tác xã nông thôn mới? vào những năm của thập niên 80,90 thế kỷ trước, ở Trung Quốc đã hình thành chế độ hợp tác xã ở nông thôn về y tế, ở đó mọi người dân đã đóng góp tài chính cho HTX

để chi trả các dịch vụ Y tế. Sau đó HTX kiểu này bị sụp đổ do tác động của kinh tế thị trường. Khi Chính phủ Trung Quốc tiến hành đổi mới hệ thống y tế vào năm 2002, đã lựa chọn, khôi phục hình thức hợp tác xã y tế nhưng thổiluồng sinh khí mớicho loại hình tài chính này bằng cách cải cách hệ thống quản lý và cách thức tiếp cận tài chính trong đó nhà nước Trung ưng và địa phương hỗ trợ mạnh cho quĩ. Vì vậy chương trình BHYT nông thôn Trung Quốc đã có tên là BHYT hợp tác nông thôn mới ( NCMS ):

NCMS được bắt đầu năm 2003 với 300 huyện trong tổng số 2000 huyện nông thôn. Đây là chương chình BHYT dựa vào quĩ của chính phủ và do Chính phủ điều hành. 80% quĩ NCMS là do chính phủ hỗ trợ. 20% do cá nhân nông dân đóng góp. Quỹ NCMS được huy động và quản lý trên quy mô huyện, Mỗi huyện có một quỹ riêng do UBND huyện quản lý. Trung bình mỗi huyện có khoảng 500.000 dân. Tỷ lệ đóng góp theo công thức sau: 4,2,2,2. Trong đó người dân nông thôn đóng góp 20% chính quyền huyện đóng góp 20% , chính quyền Tỉnh đóng góp 20%. Khi địa phương xác định được số người tham gia, số tiền đã đóng góp được thì tỉnh có trách nhiệm báo cáo lên chính phủ Trung ương hỗ trợ 40%. Do điều kiện kinh tế xã hội ở các huyện rất khác nhau nên mức đóng góp cung rất khác nhau, Tùy theo từng huyện và do chính quyền quyết định.

Ví dụ năm 2008, mức đóng góp quỹ BHYT theo đầu người chênh lệch hàng chục lần giữa các huyện nghèo và huyện giàu. Theo chính sách NCMS là chương chình tự nguyện, nhưng trên thực tế đây là chương trình nửa bắt buộc. Nguyên tắc thu phí theo hộ gia đình để tránh lựa chọn bất lợi. chính quyền xã, thị trấn chịu trách nhiệm thu phí và chính quyền huyện, xã, thôn có nhiều giải pháp thu hút, khuyến khích người dân tham gia. Việc Chính phủ Trung ưng hỗ trợ 40% cho quỹ BHYT của các huyện cũng là chính sách khuyến khích các huyện mở rộng diện tham gia của người dân vì càng nhiều

người tham gia mức huy động càng lớn thì địa phương càng nhận được nhiều kinh phí hỗ trợ tư ngân sách TW.

Vai trò và cơ cấu quản lý cảu NCMS như sau:

Ở Trung ương: Chính phủ trung ương ( chủ yếu là bộ Y tế ) có nhiệm vụ xây dựng chính sách phát triển và quản lý NCMS, tổng kết thực tiễn và điều chỉnh các mô hình quản lý cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc. Đồng thời Chính phủ Trung ương tổng hợp cân đối nhu cầu ngân sách hỗ trợ hàng năm và chuyển tiền cho chính quyền địa phương ( tỉnh ).

Ơ cấp Tỉnh: Chính quyền tỉnh (Chủ yếu là sở Y tế) có nhiệm vụ hướng dẫn, cụ thể hóa các chính sách của Trung ương áp dụng vào đia bàn tỉnh và hưỡng dẫn cho chính quyền huyện tổ chức thực hiện việc chuyển tiền và hướng dẫn kiểm tra, giám sát quĩ của các huyện.

Ở cấp Huyện: Thành lập văn phòng quản lý NCMS. Văn phòng quản lý NCMS có nhiệm vụ xây dựng định mức ( mệnh giá ) đóng góp cho quĩ, thu quĩ, quản lý quĩ, phân bổ quĩ và hoàn trả chi phí KCB. Hàng năm văn phòng quản lý NCMS phân bổ khoảng 30% kinh phí của quĩ cho chăm sóc ngoại trú và 70% cho điều trị nội trú. Đồng thời các quĩ NCMS cũng thực hiện mức đồng chi trả khấu trừ và định mức trần để giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức. Mức thanh toán và mức đồng chi trả do từng quĩ NCMS của từng huyện quyết định, tùy theo mức độ đóng góp cho quĩ. Tuy nhiên chính phủ Trung ương qui định mức tồn quĩ hàng năm không được vượt quá 15%.

Ở Trung quốc hiện nay vẫn duy trì phương thức thanh toán viện phí theo phí dich vụ. Song phương thức này đang được coi là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kê đơn thuốc tràn lan, lam dụng thuốc đắt tiền, lạm dụng xét nghiệm và đẩy chi phí KCB lên cao, làm cho quĩ BHYT thâm hụt lớn. Chính phủ Trung ưng cũng đã yêu cầu thử nghiệm các phương thức chi trả

mới như thanh toán theo trương hợp bệnh, theo định xuất và theo ngân sách tổng. Với phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh cần phải xây dựng các quy trình chuyên môn chuẩn. Trên cơ sở đó tính chi phí cho một ca bệnh phù hợp với các điều kiện cung cấp các dịch vụ Y tế của cơ sở khám chữa bệnh và khả năng chi trả của quĩ BHYT.

NCMS có ý nghĩa rất tích cực trong bối cảnh trước đó người dân nông thôn gần như bị đẩy ra thị trường, tự lo liệu tài chính cho chăm sóc Y tế vì thế nhiều trường hợp nông dân không thể tiếp cận được các dịch vụ Y tế cơ bản. Hiện nay 90% người dân nông thôn hài lòng với chương trình này. Người dân nông thôn được chính phủ Trung ưng và địa phương hỗ trợ 80% kinh phí tham gia BHYT. Do vậy tiếp cận Y tế của người dân nông thôn tăng rõ rệt qua các năm và đã giảm đáng kể ngánh nặng tài chính cho chăm sóc Y tế. Đây là trong những thành công nhất của chính phủ được công nhận ở nông thôn.

Để khắc phục những bất cập đó ở Trung quốc tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho NCMS và củng cố năng lực quản lý của các văn phòng quản lý NCMS. Đồng thời Trung quốc cũng đang nghiên cứu và nâng cấp quản lý và thu giữ NCMS lên cấp Thành phố (đặc khu) và thống nhất chương trình BHYT trong cùng một tỉnh và đặc biệt đẩy mạnh việc thay đổi phương thức thanh toán viện phí, ứng dựng các phương thức thanh toán mới.

1.2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

-Thứ nhất, đó là cam kết chính trị mạnh mẽ với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trước hết là việc hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đổi mới chính sách tài chính y tế,

bảo đảm ngân sách đóng BHYT cho nhóm đối tượng chính sách và những người yếu thế trong xã hội.

- Thứ hai, thực hiện BHYT toàn dân phải tuân thủ chiến lược mở rộng từng bước, xây dựng lộ trình cho từng nhóm đối tượng và mở rộng đối tượng bền vững.

- Thứ ba, thay đổi nhận thức của người dân về BHYT thông qua chế tài và truyền thông. Phải thực hiện BHYT bắt buộc toàn diện và có chế tài cưỡng chế đối với những hành vi trốn tránh tham gia. Đồng thời tăng cường thông tin, truyền thông, vận động, giáo dục với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện tiếp cận thông tin.

- Thứ tư, nâng cao năng lực quản trị và chất lượng dịch vụ BHYT thông qua đào tạo liên tục. Xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh; tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở.

- Thứ năm, phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng sâu rộng trong quản lý thu và chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT./.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 46 - 50)