Kinh nghiệm thực hiện BHYT tại Hàn quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.1.Kinh nghiệm thực hiện BHYT tại Hàn quốc

Báo cáo của ông Yang In-Seok, đến từ cơ quan BHYT Hàn Quốc cho biết: Việc thực hiện BHYT ở Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1977, đi trước Việt Nam 15 năm và cũng phải mất 12 năm để Hàn Quốc đạt được mức bao

phủ BHYT toàn dân. Ở thời điểm năm 1977, khi bắt đầu thực hiện, nhóm dân số mục tiêu mà Hàn Quốc hướng tới chỉ gồm người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 500 lao động trở lên (độ bao phủ BHYT lúc này chỉ đạt 8,9%); năm 1979, mở ra nhóm cán bộ, viên chức và các trường tư nhân, các công ty sử dụng từ 300 lao động trở lên (độ bao phủ đạt 21,2%); năm 1981, người lao động tại các công ty sử dụng từ 100 lao động trở lên, thí điểm với nhóm phi chính quy tại 03 vùng nông thôn (độ bao phủ đạt 29,68%); năm 1982, các công ty sử dụng 16 lao động trở lên (bao phủ 35,1%); năm 1984, mở rộng đối với người ăn theo (phụ thuộc) người lao động bao gồm vợ/chồng, cha mẹ, các con, anh chị em ruột (nhóm phụ thuộc thứ nhất), cha mẹ vợ/chồng và anh, chị em bên vợ/chồng (nhóm phụ thuộc thứ hai) – độ bao phủ thời điểm này tăng lên 42,37%; năm 1988, mở rộng đến các công ty sử dụng từ 05 lao động trở lên, người dân khu vực nông thôn (độ bao phủ 68,87%); năm 1989, đạt được mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân với tỷ lệ 90,39% người dân tham gia BHYT và chia thành 02 nhóm đối tượng: (1) nhóm chính quy tham gia theo đơn vị sử dụng lao động với mức đóng là 3,7% mức thu nhập vào năm 2002 và tăng lên 5,8% mức thu nhập vào năm 2012. Người sử dụng lao động đóng 50%, người lao động tự đóng 50% (việc tăng tỷ lệ đóng góp BHYT được thực hiện dựa trên chi phí khám, chữa bệnh BHYT của năm trước và tính toán cân đối quỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng đóng góp của người dân do cơ quan BHYT quốc gia tính toán và Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc quyết định; (2) nhóm phi chính quy tham gia BHYT theo hộ gia đình và được Nhà nước hỗ trợ 20% mức phí đóng BHYT. Mức đóng của nhóm phi chính quy được tính toán trên cơ sở thu nhập do Ủy ban giám sát thu nhập và cơ quan thuế thu nhập tại các địa phương cung cấp. Đơn giá của mỗi điểm phí bảo hiểm là 170 won, mức điểm sàn là 20 điểm tương ứng mức phí BHYT tối thiểu là 3.400 won và mức điểm trần là 12.680

điểm tương ứng mức phí BHYT tối đa là 2.155.600 won, như vậy mức đóng BHYT tối đa và tối thiểu lên tới 634 lần (ở Việt Nam là 20 lần). Riêng nhóm dễ tổn thương (người nghèo) không phải đóng BHYT mà do Nhà nước đảm bảo, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 3,7%. Điều này tạo ra sự chia sẻ thực sự giữa những người tham gia BHYT.

Quyền lợi của người tham gia BHYT ở Hàn Quốc khá toàn diện và được áp dụng như nhau với mọi thành viên, không phụ thuộc vào mức đóng, bao gồm 02 gói quyền lợi: chi trả bằng hiện vật (chi trả cho chăm sóc sức khỏe như khám, điều trị, xét nghiệm, thuốc, vật tư y tế, nằm viện…) và chi trả bằng tiền mặt (chi phí y tế, chế độ giảm tối đa chi phí nộp bảo hiểm…). Tỷ lệ cùng chi trả của Hàn Quốc không xác định theo đối tượng như ở Việt Nam mà xác định theo hình thức điều trị, với điều trị nội trú, người tham gia BHYT cùng chi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh; với điều trị ngoại trú, cùng chi trả từ 30 đến 60% chi phí tùy theo từng cơ sở y tế. Khác với Việt Nam đưa ra giới hạn trần thanh toán, Hàn Quốc đưa ra giới hạn trần cùng chi trả, những bệnh nhân có chi phí khám, chữa bệnh một năm lên tới 04 triệu won thì không phải cùng chi trả, điều này đã góp phần giảm gánh nặng chi phí y tế cho những người mắc bệnh nan y, điều trị chi phí lớn.

Với hệ thống bệnh viện cung cấp dịch vụ đến 70% là y tế tư nhân và chia làm 02 tuyến khám chữa bệnh. Cùng với việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý khá hoàn hảo, ở tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, người tham gia BHYT Hàn Quốc có thể đến bất cứ cơ sở y tế nào khám và điều trị đều được hưởng quyền lợi. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở, mỗi cơ sở y tế đều phải nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực phục vụ để không bị mất bệnh nhân.

Trong giai đoạn đầu phát triển BHYT, Hàn Quốc cũng gặp không ít những khó khăn, giống như những khó khăn mà hiện nay Việt Nam đang gặp

phải (người dân không mặn mà với BHYT, chất lượng dịch vụ, đội ngũ y, bác sỹ thiếu không đáp ứng được yêu cầu,…) nhưng bằng những bước đi vững chắc, Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên (Trang 43 - 46)