5. Kết cấu của luận văn
1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm với địa bàn nghiên cưu
Để thực hiện thành công chính sách BHYT tự nguyện hộ Nông dân cần có sự phối kết hợp với các đơn vị có liên quan.Việc phối kết hợp này phải được thực hiện bằng chương trình hành động cụ thể, được ký kết bằng văn bản. Ở đây là chính sách dành cho Nông dân lên vai trò của Hội Nông dân là hết sức quan trọng. Hội Nông dân là người vừa quản lý đối tượng hội vừa quản lý thực hiện các phong trào hội kể cả các phong trào phát triển kinh tế nên việc phát triển BHYT thông qua việc lồng ghép vào các trương trình của hội là rất thuận lợi. Tập chung được đông đảo đối tượng Nông dân tham gia.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra
Thứ nhất: Tình hình triển khai thực hiện chính sách BHYT tự nguyện đối với hộ Nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện đang diễn ra như thế nào?
Thứ hai: Những vấn đề gì là vấn đề cần quan tâm nhất trong quá trình thực hiện? về việc vận động người Nông dân tham gia hay vấn đề về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế?
Thứ ba: Trước những vấn đề còn đang tồn tại kho khăn bất cập đó thì cần có những giải pháp nào để tháo gỡ những khó khăn nói trên ?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Chọn huyện Phổ Yên
- Chọn cơ sở điều tra: Để hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện chính sách BHYT tự nguyện đối với hộ Nông dân tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ở một số xã đặc trưng điển hình. Như một xã nằm ở phía Tây bắc của huyện với đặc thù là xã miền núi, một xã nằm ở phía Nam của huyện với đặc thù là vùng đồng bằng, và một thị trấn là trung tâm của huyện. Để thấy được sự khác biệt trong thực hiện chính sách giữa các địa bàn có đặc điểm khác nhau. Việc điều tra này tác giả căn cứ vào quy mô dân số của xã, phạm vi địa bàn nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. Do thời gian có hạn tác giả chỉ tiến hành điều tra thực trạng tại một số hộ .
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn
gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế chính trị- xã hội của huyện, đời sống của các hộ Nông dân nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu… các số liệu này thu thập từ Chi cục Thống kê huyện, Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu
Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra những người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Các số liệu này được sử dụng để đánh giá những phản ánh của người bệnh dùng thẻ BHYT về công tác KCB BHYT tại cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
Đối với thông tin thứ cấp
Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.
Đối với thông tin sơ cấp
Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra về độ chính xác và sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lí.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp tổng hợp:
Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ.
Phương pháp thống kê so sánh:
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để so sánh các chỉ tiêu giữa các năm, giữa các nhóm đối tượng và xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích.
2.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Trong cuộc sống, có những nhà khoa học, những cán bộ quản lý, những người dân,… trong quá trình nghiên cứu, quản lý và sản xuất của mình đã tích lũy được kinh nghiệm, những chi thức thực tiễn. Họ am hiểu và tinh thông về một số vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý kỹ thuật sản xuất. Do đó sẽ rất là hữu ích khi cần tư vấn về một vấn đề nào đó. Đó là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khách nhau, nhưng khi nghiên cứu đề tài này chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến nhận xét.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3.1. Các Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia.
- Chỉ tiêu mức độ bao phủ BHYT
Đây là chỉ tiêu số tương đối được sử dụng để sác định mức độ tham gia BHYT. Có thể được tính cho toàn bộ đối tượng nếu tính mức độ bao phủ cho toàn huyện, hay có thể tính mức độ bao phủ theo nhóm ( vd: Hộ nông dân, Hộ cận nghèo, Hộ nghèo, HS-SV…)
Công thức tính như sau:
Mức độ bao phủ = (Số người tham gia thực tế/ Số người thuộc diện tham gia BHYT)*100%.
- Chỉ tiêu số lượng tham gia: Đây là chỉ tiêu số tuyệt đối về số người tham gia. Chỉ tiêu này được sử dụng để tính mức độ bao phủ theo công thức trên.
2.3.2. Các chi tiêu phản ánh mức độ đóng góp.
- Mức đóng BHYT tự nguyện/tháng = Tỷ lệ đóng * Mức lương tối thiểu. Chỉ tiêu này thay đổi khi nhà nước thay đổi tỷ lệ đóng hay mức lương tối thiểu chung. Đơn vị tính là nghìn đồng. Được sử dụng để tính cho đối tượng khi tham gia một người, còn khi tham gia theo hộ gia đình thì được giảm mức đóng theo quy định; Người thư nhất tính như trên, người thứ hai đóng bằng 90% mức đóng của người thứ nhất, người thư ba bằng 80%, người thứ tư bằng 70% và từ người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
- Mức đóng góp bình quân năm: Là số tiền đóng BHYT bình quân tính trên một đầu thẻ:
Mức đóng BQ/Thẻ/ năm = Tổng số Thu BHYT/ Tổng số thẻ
2.3.3. Các Chỉ tiêu phản ánh chi phí KCB.
- Mức chi phí KCB bình quân một lượt KCB: Là chi phí tính trên một lượt KCB.
Đơn vị tính: ngìn đồng. Công thức tính:
Mức chi phí KCB BQ/ lượt = Tổng chi phí KCB/ Tổng số lượt
- Mức chi phí KCB bình quân trên một đầu thẻ: Lá số chi phí tính cho mỗi một thẻ.
Đơn vị tính: ngìn đồng. Công thức tính:
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHYT TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT - XH huyện Phổ Yên
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có tạo độ từ 210
19‟ đến 21034‟ độ vĩ bắc, 105040‟ đến 105056‟ độ kinh đông; phía Tây giáp huyện Tao Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại từ và thị xã Sông Công (tỉnh Thái Nguyên ); phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang ) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên ); phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội ). Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Ba Hàng cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc.
Phổ Yên là nơi có các tuyến đường giao thông quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên và chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 15 km. Đến năm 2010 với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành, hành lang kinh tế đường quốc lộ 18, quốc lộ 3, cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thành mạng lưới giao thông quan trọng gắn liền huyện Phổ Yên với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý như trên có thể thấy huyện Phổ Yên có được những điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Trong việc giao lưu liên kết kinh tế , đẩy mạnh sản xuất hàng hoá giữa Phổ Yên vớ i Hà
Nội, với thành phố , các thị xã và huyện của Thái Nguyên cũng như với các tỉnh lân cận.
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông gồm 11 xã và 2 thị trấn có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
- Phía Tây gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300m.
Nhìn chung, địa hình của Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên là có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan
Tổng diện tích của Huyện là 25667,6ha, được chia thành 10 loại đất chính. Trong các loại đất của Phổ Yên có các loại đất phù sa và đất đỏ vàng có độ dốc thấp , tầng đất dày rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp . Loại đất này chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện , tuy nhiên, những khu đất này có thể bị chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng , khu công nghiệp . 61,6% diện tích đất toàn huyện là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đất cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, lại có độ dốc trên 250
.
3.1.1.2. Điều kiện KT - XH huyện Phổ Yên
Toàn huyện có số dân trung bình năm 2010 là 138.817 người, trong đó dân số sống ở 3 thị trấn là 12587 chiếm khoảng 9,06%, dân số nông thôn là 126.230 chiếm khoảng 90,94%. Mật độ dân số toàn huyện là 536 người/km2 tuy nhiên phân bố dân cư giữa các vùng có sự phân tán. Nơi có mật độ dân số cao là thị trấn Ba Hàng, Bắc Sơn với trên 3237 người/km2
, Bãi Bông và các xã Trung Thành, Tân Phú, Đồng Cao với trên 1000 người/km2. Ngược lại, các xã có mật độ dân số thấp bằng 1/3, 1/2 các xã trên như Thành Công, Minh
Đức, Phúc Thuận. Đặc biệt xã Phúc Tân có mật độ dân số chỉ khoảng gần 100 người/km2
.
Tốc độ tăng dân số toàn Huyện trung bình hàng năm là khoảng 100.5%. Lực lượng lao động phân bổ trong các ngành kinh tế chủ yếu làm việc trong ngành nông lâm thuỷ sản, chiếm 86%. Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 9,7% lao động có việc làm. 4,3% lao động có việc làm đang làm việc trong ngành dịch vụ.
Tình hình phát triển kinh tế được thể hiện qua kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt được trong năm 2011 như sau [1] :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP ước đạt 20%. Trong đó ngành công nghiệp xây dựng tăng 25,3%, ngành thương mại dịch vụ tăng 20%, ngành nông nghiệp tăng 4%.
- Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng 62,1%, Dịch vụ 21,9%, Nông lâm nghiệp 16%.
- GDP bình quân đầu người đạt 34.8 triệu đồng/người/năm.
- Tổng sản lượng lương thực đạt 62.207 tấn. giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 364.8 tỷ đồng.
- Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN (theo giá cố định 1994) đạt 2084 tỷ đồng. - Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 140 tỷ đồng.
- Giải quyết việc làm cho 4.570 lao động.
Trên đây là những nét cơ bản về tình hình kinh tế xã hội huyện Phổ Yên.
3.1.2. Đặc điểm của BHXH huyện Phổ Yên.
Bảo hiểm xã hội huyện Phổ Yên là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên được thành lập cùng với sự thành lập của BHXH Việt Nam năm 1995. Trụ sở cơ quan hiện nay được đạt tại khu trung tâm hành chính của huyện thuộc địa phận Thị trấn Ba hàng, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch công việc giữa cơ quan BHXH và các đối tác cũng như nhân
dân. Trụ sở mới được xấy dựng và đưa vào sử dụng năm 2009 tạo nên một diện mạo khang trang sạch đẹp cho khu hành chính huyện.Và cũng là tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên cơ quan. Hiện nay biên chế của cơ quan BHXH là 17 người với trên 80% là trình độ đại học và trên đại học, với tuổi đời trung bình là 25 tuổi tạo nên một lực lượng lao động có chất lượng. Đây sẽ là một tiền đề tốt để BHXH Phổ Yên hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch đạt ra.
3.2. Thực trạng thực hiện chính sách BHYT tự nguyện đối với hộ Nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên dân trên địa bàn huyện Phổ Yên
3.2.1. Sơ lược về tình hình thực hiện BHYT tự nguyện tại huyện Phổ Yên
Chính sách BHYT ở nước ta được triển khai từ năm 1992 dưới hai hình thức: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Việc thu và phát triển đối tượng tham gia BHYT bắt buộc được thực hiện thông qua các cơ quan, đơn vị nên có nhiều thuận lợi hơn, việc thu và phát triển đối tượng tham gia BHYT tự nguyện được tổ chức trực tiếp từ đối tượng tham gia, tại nơi cư trú nên gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Cùng với cả nước thì việc tổ chức thực hiện BHYT tự nguyện hộ Nông dân tại Phổ Yên được chia làm hai giai đoạn:
Trước khi có luật BHYT ( Từ 1994-2008 )
- Từ năm 1994-2002: Công tác BHYT tự nguyện hộ Nông dân thời kỳ này thực hiện theo đề án do UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt.
- Từ 2003 – 2005: BHYT tự nguyện thực hiện theo thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày 07/08/2003 của Liên Bộ Tài chính- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, thời điểm này đối tượng tham gia BHYT tự nguyện được mở rộng và thực hiện thống nhất trong cả nước. Công tác thu và phát triển đối tượng hộ Nông dân được tổ chức thông qua các đại lý thu tại xã, phường nên đối tượng tham gia BHYT tự nguyện tăng mạnh. Đại
lý thu tại xã, phường cũng được mở rộng: là cá nhân do UBND xã giới thiệu, cán bộ dân số, cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội chữ thập đỏ.
- Từ 2005-03/2007 : BHYT tự nguyện được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005, Nghị định ban hành về Điều lệ BHYT và Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BTC-BYT ngày 24/8/2005 của liên Bộ Tài chính-Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. Việc tham gia